Các bài thuốc Đông y từ lâu đã được kiểm chứng công dụng chữa bệnh tuy nhiên cần lưu ý một số điểm để khi sử dụng thuốc Đông y đạt được hiệu quả cao nhất.
Nội dung trong bài viết
- Chữa viêm xoang dễ dàng bằng các bài thuốc dân gian
- Giải quyết nấm da đầu vô cùng đơn giản tại nhà
- Những món ăn, bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ nấm hương
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y
Quan niệm sai lầm
Nhiều người luôn quan niệm sai lầm rằng dùng thuốc Đông y càng nhiều sẽ càng có lợi cho sức khỏe nhưng không tuyệt đối bạn không nên dùng thuốc Đông y trị bệnh quá liều lượng cần dùng. Bạn nên làm theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Cũng không nên sử dụng thuốc trong thời gian quá dài, tùy theo từng loại bệnh mà bạn sẽ nên uống thuốc trong thời gian bao lâu cho phù hợp.
Bạn cũng không nên điều trị bệnh bằng cả 2 phương pháp dùng thuốc Đông y trị bệnh và tây y ở cùng một thời điểm. Điều này sẽ gây mất tác dụng dược học của thuốc Đông y, thậm chí gây đến một số nguy hiểm cho sức khỏe.
Đó là những lưu ý nhỏ để bạn dùng thuốc Đông y trị bệnh. Bên cạnh đó bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý để chóng lành bệnh.
Từ xưa tới nay, rất nhiều người cho rằng các bài thuốc Y học cổ truyền đều an toàn, không độc vì chúng có nguồn gốc tự nhiên. Uống thuốc Đông y thế nào cho đúng, nên uống nóng hay lạnh, làm thế nào để hạn chế cảm giác buồn nôn khi uống, có nên uống cùng thuốc tây… những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Thường thì khi sắc thuốc xong, chắt nước thuốc ra bát, đợi một lát để thuốc nguội đến độ vừa phải, không nóng không lạnh rồi uống, như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng hơn cả vì rất hợp sinh lý. Nhưng những bệnh nhân bị chứng hàn như cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh… muốn nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc thì phải uống nóng. Ngược lại, bệnh nhân bị chứng nhiệt như sốt sao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ… thì phải đợi cho thuốc thật nguội mới uống nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu.
Thuốc có hiệu quả hay không ngoài việc dùng đúng bệnh và sắc đúng cách còn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc có hợp lý hay không. Để hấp thu tốt và phát huy tác dụng cao nhất, các thuốc tư bổ nên uống vào sáng sớm khi chưa ăn sáng; các thuốc có công dụng kiện tỳ, tả hạ (tẩy xổ), khu trùng (trừ giun) nên uống khi bụng đói, trước khi ăn; các thuốc tiêu thực và có phản ứng kích thích dạ dày, ruột nên uống sau bữa ăn; các thuốc thăng đề (đưa lên trên) và ôn lương bổ khí nên uống vào khoảng thời gian từ sáng sớm đến trước giữa trưa; các thuốc tư âm dương huyết, thuốc thanh tả phục hỏa ở âm phận nên uống vào buổi tối; các thuốc trừ tà ở khí phận và dương phận nên uống vào sáng sớm…
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y
Cần dùng thuốc đúng với bệnh
Theo Y học cổ truyền, bệnh tật sinh ra do sự mất cân bằng trong cơ thể về các mặt âm dương, hàn nhiệt, hư thực…Tương ứng với đó bệnh được chia ra làm các thể: hàn, nhiệt, hư, thực và cũng có những phương pháp điều trị mỗi lại khác nhau.
Sử dụng thuốc Đông y phải đúng thuốc đúng bệnh
Các loại thuốc nhiệt, thuốc hàn, thuốc bổ, thuốc tả,…được sử dụng để điều trị riêng cho từng loại bệnh. Không có một phương thuốc dùng chung cho bất kỳ loại bệnh nào. Nếu dùng sai thuốc sẽ gây hịa cho sức khỏe, thẩm chí có thể dẫn đến tử vong do khắc chế nhau. Thí dụ: nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng, hàn gặp hàn tắc tử.
Tuyệt đối không sử dụng thuốc quá liều
Dùng thuốc quá liều trong một thời gian dài có thể gây tổn hại cho cơ thể như: ngộ độc, suy thận, suy gan,…Sử dụng thuốc Đông y phải đúng đơn thuốc, liều lượng, phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.
Không dùng thuốc trong thời gian dài
Cần sử dụng thuốc theo chỉ định của thấy thuốc, tùy theo tình trạng của từng loại bệnh có thể dùng 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày,…Vì có một số vị thuốc Đông y dùng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan và thận như: chu sa, đại giả thạch, lục thần khúc,…
Đảm bảo nguyên tắc khi phối hợp thuốc
Khi phối hợp các vị thuốc cần phải có sự kiêng kỵ nhất định để hạn chế sự tương tác không có lợi của thuốc, hạn chế tác dụng phụ. Khi thầy thuốc kê đơn cũng đã cân nhắc và lựa chọn rất kỹ các loại thuốc phù hợp tương tác với nhau đẻ có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Do đó người bệnh cần phải ghi nhớ hướng dẫn sử dụng thuốc của thầy thuốc, thận trọng khi sử dụng các loại thuốc cần kiêng kỵ để tránh tác dụng phụ như: côn bố hoặc hải tảo kết hợp với chu sa có thể gây viêm đại tràng…
Khâu bào chế dược liệu vô cùng quan trọng
Việc bào chế thuốc có thể làm tăng hoặc giảm bớt độc tính của thuốc. Bào chế thuốc cần cẩn thận, tỷ mỉ. Nếu bào chế không tốt, độc tính của thuốc chưa được loại trừ có thể gây phản ứng cho cơ thể như: tỳ bà diệp (lá nhót) khi bào chế phải được làm sạch các lông tơ, nếu không sẽ gây ngứa họng, ho, sưng niêm mạc họng.
Khâu bào chế Dược liệu vô cùng quan trọng
Không tự ý kết hợp thuốc Đông y lẫn Tây y
Thông thường người ta chỉ sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y trong một liệu trình điều trị bệnh. Nếu sử dụng cả 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm dễ dẫn đến tình trạng công thuốc.
Việc kết hợp Đông dược với một số tân dược có thể gây ảnh hưởng xấu: dùng trạch tả (thuốc lợi tiểu) cùng những thuốc lợi tiểu Tây y khác (spironolacton) có thể dẫn tới tăng kali huyết…. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Không tự ý kết hợp thuốc Tây y lẫn Đông y.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com