Tác dụng chữa bệnh hiệu quả từ các loại đậu theo y học cổ truyền.
Nội dung trong bài viết
Như chúng ta đã biết các loại đậu đều rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, không chỉ cung cấp vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng bổ thân, sáng mắt, lợi thủy, lợi tiệu…. đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết tác dụng của các loại đâu.
Xem thêm:
1. Đậu đen
Theo y học cổ truyền đậu đen có vị ngọt (cam), tính lạnh (hàn), sắc đen, thuộc Thủy. Đậu có ngũ sắc, ứng với ngũ tạng. Đậu đen là cốc thực của Thận, vậy nên có công dụng bổ Thận trấn Tâm (Thận thủy đầy đủ thì Tâm hỏa được ninh), sáng mắt (minh mục), lợi thủy hạ khí.
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM
Đậu đen còn có tác dụng tán nhiệt khư phong. Đậu đen sao nóng, rót rượu vào, uống nước rượu đó, trị phụ nữ sau sinh trúng phong nguy đốc (trầm trọng) và phụ nữ mang thai đau lưng do phong tà. Sách “Thiên kim phương” (của Tôn Tư Mạc) có nói: “Nhất dĩ khử phong, nhất dĩ tiêu huyết kết”.
Tác dụng khác của đậu đen là hoạt huyết. Đậu đen đun đến khi hết khói, ngâm với rượu uống, giúp phụ nữ sau sinh ra huyết hôi (ác lộ).
Đậu đen khi dùng có thể uống cùng nước muối (diêm thủy) hoặc nấu cùng nước muối. Vị mặn thuộc Thủy, quy vào Thận, làm tăng tác dụng bổ Thận của đậu đen.
2. Đậu đỏ
Theo y học cổ truyền đậu đỏ có vị ngọt chua (cam toan), theo Tôn Tư Mạo thì có vị mặn, tính lạnh (hàm lãnh). Có màu đỏ, là cốc thực của Tâm.
Đậu đỏ có tác dụng thông Tiểu trường (Tâm và Tiểu trường có quan hệ biểu lý), lợi tiểu tiện, hành thủy tán huyết, tiêu thũng bài nùng, tiêu nhiệt giải độc. Trị tả lị, hương cảng cước (chứng ngứa do nấm ở chân) do thấp khí gây ra. Chuyện kể rằng có người mắc chứng hương cảng cước, dùng 1 bao đậu đỏ to, sáng chiều dẫm đạp lên, cùng với ăn canh hoặc cá chép (lí ngư) mỗi ngày, không bao lâu thì khỏi bệnh.
Đậu đỏ tán thành bột, trộn cùng lòng trắng trứng gà, bôi ngoài da trị mụn nhọt.
Tác dụng khác của đậu đỏ là chỉ khát, giải rượu, thông nhũ hạ thai. Đậu đỏ thấm tân dịch, không nên dùng lâu ngày, bởi nó có thể gây khô sấu (người gầy và khô). Theo “Thập tễ” thì những vị thuốc có tác dụng táo, có thể khử được thấp như tang bạch bì, xích tiểu đậu, 2 loại dược vị này nói là táo, nhưng công dụng thực là hành thủy thông lâm, chứ không phải là các thuốc táo nhiệt.
3. Đậu xanh
Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM
Theo y học cổ truyền đậu xanh có vị ngọt (cam) tính lạnh (hàn), hành 12 kinh mạch, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải được độc các loại thảo mộc, kim thạch, tì sương (thạch tín), lợi tiểu tiện, chỉ tiêu khát, trị tả lị, tác dụng tốt hơn khi dùng cả vỏ.
Bột đậu xanh bôi bên ngoài trị mụn nhọt (đậu sang), lở loét, gãy xương rất tốt. Có câu chuyện về một vị phất dân tụng quan âm kinh rất chân thành, trong 1 lần xuất hành không may bị gãy 1 bên chân, Bồ Tát biết chuyện đã báo mộng cho phương thuốc chữa trị, đó là dùng bột đậu xanh sao trong chảo mới cho đến khi chuyển thành màu tím, lấy nước giếng hoà bột vừa sao trát một lớp dày lên giấy hoặc lụa mỏng quấn quanh chân bị gãy, dùng nẹp gỗ cố định lại, vị này làm theo và thấy công hiệu thần kỳ.