Thầy thuốc đông y chia sẻ những thông tin về dược liệu Ma hoàng Vị thuốc đông y Ma hoàng chính là phần thân phơi khô của cây Thảo ma hoàng, Trung ma hoàng hoặc Mộc tặc ma hoàng. Dược liệu này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh hen suyễn, bệnh viêm phế quản, cảm lạnh, cảm cúm,… Tìm hiểu các công dụng của

Thầy thuốc đông y chia sẻ những thông tin về dược liệu Ma hoàng

430

Vị thuốc đông y Ma hoàng chính là phần thân phơi khô của cây Thảo ma hoàng, Trung ma hoàng hoặc Mộc tặc ma hoàng. Dược liệu này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh hen suyễn, bệnh viêm phế quản, cảm lạnh, cảm cúm,…

Ma hoàng là thân phơi khô của cây Thảo ma hoàng, Trung ma hoàng hoặc Mộc tặc ma hoàng

Tìm hiểu những thông tin về dược liệu ma hoàng

Nội dung trong bài viết

Đặc điểm nhận biết của vị thuốc đông y ma hoàng

Cây thuốc đông y Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bge) có chiều cao khoảng 2m, thân mọc thẳng đứng, có màu xanh xám hơi trắng. Đốt dài 1 – 3cm, lá dài 2mm và có màu tím, quả hình cầu, hoa đực và cái mọc khác cành.

Cây thuốc đông y Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf) là loài cây thân thảo, chiều cao chỉ khoảng 30 – 70cm và thân mọc thẳng đứng. Theo chia sẻ của Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, so với Mộc tặc ma hoàng, đốt của Thảo ma hoàng dài hơn khoảng 3 – 6cm và trên thân có nhiều rãnh dọc.

Phần lá mọc vòng từng 3 lá một hoặc mộc đối xứng, lá tiêu biến thành những vảy nhỏ, chỗ đầu lá nhọn và cong, phía trên màu tro trắng và phía dưới có màu hồng nâu. Quả thịt có màu đỏ. Hoa đực và hoa cái của cây thuốc này mọc khác cành, tuy nhiên cụm hoa đực thường có nhiều hoa hơn có khoảng 4 – 5 đôi.

Cây thuốc Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Scherenk) có chiều cao và đốt dài tương tự như Thảo ma hoàng nhưng cành lớn hơn, đường kính khoảng 2mm. Trong khi đó, cành của thảo ma hoàng chỉ có đường kính khoảng 1.5mm.

Thành phần hóa học của vị thuốc đông y ma hoàng

Cây thuốc quý Ma hoàng có chứa nhiều thành phần hóa học như: Ephedroxane, Ephedrine, Norephedrine, b-Terpineol, p-Hydroxebenzoic acid, Pseudoephedrine, Norpseudoephedrine, Methylpseudoephedrine, 2,3,5,6-Tetramethylpyrazine, Cinnaic acid, Protocatechuic acid,…

Bộ phận dùng của vị thuốc đông y ma hoàng

Trong các bài thuốc đông y giúp điều trị bệnh vị thuốc đông y Ma hoàng được sử dụng phần thân (bỏ đốt). Tuy nhiên, chỉ chọn phần thân có màu xanh nhạt, to, chắc, ít gốc, có vị chát và đắng.

Tính vị và Quy kinh của vị thuốc đông y ma hoàng

Vị thuốc đông y Ma hoàng trong đông y có vị cay, đắng và mang tính ấm, do đó được quy vào kinh Phế, Bàng quang và Đại trường.

Tìm hiểu cách sơ chế và thu hoạch của vị thuốc đông y Ma hoàng

Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, vị thuốc đông y Ma hoàng được thu hoạch vào cuối mùa thu. Sau khi cắt lấy thân thì đem phơi khô và dùng dần, hoặc có thể bào chế dược liệu Ma hoàng theo những cách sau:

  • Nấu dược liệu Ma hoàng với giấm cho sôi, sau đó đem phơi khô để dùng dần.
  • Cắt Ma hoàng thành từng khúc 1 – 2cm và dùng sống, hoặc có thể tẩm giấm/ mật sao qua để dùng dần.
  • Có thể cho 1 ít nước và mật, khuấy đều và đun sôi, sau đó trộn với dược liệu ma hoàng (đã được làm sạch, thái khúc) và sao với lửa nhỏ đến khi không còn dính tay là được.
  • Cắt bỏ phần rễ của dược liệu Ma hoàng, sau đó đem nấu sôi hãy vớt bỏ bọt và dùng.

Dược liệu Ma hoàng sau khi đã được phơi khô có thân hình trụ dài, nhỏ và có đường kính khoảng 2mm, chiều dài 40cm, có màu xanh nhạt hoặc màu càng lục. Vị thuốc đông y Ma hoàng có chất giòn, nhẹ và dễ bẻ gãy. Khi bẻ dược liệu này sẽ có bụi bay ra và bên trong thân có ruột màu vàng hồng.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017