Thủy đậu là căn bệnh thường gặp trong mùa đông xuân, gây ra phiền toái về mặt thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời.
- Những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ vị thuốc đông củ địa liền
- Thầy thuốc đông y chia sẻ một số bài thuốc trị bệnh từ hạt cau
Biểu hiện của bệnh thủy đậu
Đôi nét về bệnh thủy đậu
Nội dung trong bài viết
Ban đầu, thủy đậu xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, nhức đầu, hơi sốt, ho, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện lỏng. Sau vài ngày, người bệnh bất đầu nổi rải rác các nốt đỏ ở sau lưng, sau đó lan khắp tay chân (tần xuất ít hơn)
Sau khi nổi lên, ở chính giữa có một bọng nước gọi là bào chẩn, chúng nhanh chóng lớn và to dần không đều nhau, bên chứa một chất nước trong, có vành đỏ xung quanh, nhưng không mưng mủ, kéo dài độ 3-4 ngày thì khô và bong ra.
Tuổi đời của các nốt thủy đậu khác nhau và là đặc trung riêng của bệnh thủy đậu khi nốt này mọc, nốt kia bay, Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết.
Đây là căn bệnh có thể điều trị, nhưng nếu không sớm điều trị và điều trị đúng cách thì chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: biến chứng nhiễm khuẩn thứ phát ở da, nhiễm khuẩn tại các nốt rộp thủy đậu. Đáng lo ngại, thủy đậu có thể gây ra biến chứng viêm não, viêm tai giữa, viêm kết mạc, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết…
Theo đó, ngay khi phát hiện, bạn cần đến cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.
Vị thuốc nam trong bài thuốc y học cổ truyền điều trị thủy đậu
Bạc hà: Trong bạc hà chứa tinh dầu và hoạt chất menthol có tác dụng sát khuẩn. Theo đó, bạc hà thường dùng để trị sốt, nhức đầu, ho, viêm họng, ngạt mũi, sưng đau, ngoại cảm phong nhiệt, không ra mồ hôi. Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc hãm, thường phối hợp với các vị khác.
Lá dâu tằm: Trong y học cổ truyền, lá dâu tằm trị cảm phong nhiệt, phát ban, sốt nóng, ho, viêm họng, nhức đầu. Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc.
Sinh địa: Vị thuốc có tác dụng điều trị âm hư, khát nước, phát nóng về chiều, ban chẩn, viêm họng đau, tân dịch khô. Ngày dùng 8-16g, sắc uống.
Cam thảo: Ngày dùng 4-12g cam thảo dưới dạng bột, thuốc hãm, thuốc sắc; có tác dụng trị viêm họng, ho mất tiếng, cảm mạo, ngộ độc.
Cam thảo – vị thuốc trong bài thuốc trị sợi
Kim ngân: Người bệnh có thể dùng 4-6g hoa hay 10-16g cành lá kim ngân để trị ban sởi, mày đay, mụn nhọt, ho do phế nhiệt nhờ đặc tính hạ sốt, kháng khuẩn và chống dị ứng.
Đậu xanh: Bản thân vị thuốc Đông y này có tác dụng trị phiền khát, sốt nóng, các trường hợp ngộ độc. Vỏ hạt đậu xanh còn có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt. Theo đó, ngày dùng 25- 50g hạt đậu xanh hoặc vỏ đậu xanh, sắc nước uống có tác dụng điều trị thủy đậu hiệu quả.
Hoàng cầm: Ngày uống 6-15g dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Vị thuốc có tác dụng an thần, hạ sốt, trị cảm mạo, sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, mất ngủ, chống co giật.
Liên kiều: Ngày dùng 6-12g (phối hợp với các vị khác) hoặc 10-30g (dùng riêng), sắc uống. Bài thuốc có tác dụng kháng nấm, kháng virus cúm, kháng khuẩn, hạ sốt, chống viêm, lợi tiểu; điều trị cảm sốt, phát ban, phong nhiệt, viêm đau họng.
Kinh giới: Theo thầy thuốc – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, vị thuốc kinh giới có khả năng kháng khuẩn và hạ sốt. Theo đó vị thuốc thường được dùng để trị sởi, sốt, cúm, cảm mạo, hoa mắt, nhức đầu, viêm họng bằng cách dùng 6-16g dạng thuốc sắc hoặc hãm.
Có thể thấy, thuốc nam rất đa dạng và được ứng dụng vô cùng tuyệt vời trong y học. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang yếu tố giới thiệu, tham khảo và quyết thay thế cho hướng dẫn từ những cán bộ y tế có chuyên môn. Vì vậy không nên tự ý sử dụng.
Nguồn: Báo SK&ĐS – Y học cổ truyền