Theo Đông y, nữ trinh tử vị ngọt đắng, tính bình. Có tác dụng tư bổ can thận, minh mục, làm cho khỏe mạnh đầu gối và lưng. Dưới đây là một số bài thuốc giúp điều trị bệnh như sau
- Điều trị bệnh tổ đỉa bằng cách sử dụng lá lốt tại nhà
- Sử dụng lá chua me đất hoa vàng điều trị bệnh viêm họng
- YHCT hướng dẫn cách chữa bệnh viêm xoang bằng rượu gấc
Nữ trinh tử có tác dụng bổ gan, hỗ trợ điều trị u gan, tiểu đường rất nổi tiếng
MỘT SỐ PHƯƠNG THUỐC TỪ NỮ TRINH TỬ GIÚP ĐIỀU TRỊ BỆNH
Nội dung trong bài viết
Theo Y học cổ truyền, nữ trinh tử vị ngọt đắng, tính bình. Có tác dụng tư bổ can thận, minh mục, làm cho khỏe mạnh đầu gối và lưng. Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt, ù tai, điếc tai, đau lưng mỏi gối, râu tóc chóng bạc.
Kiêng kỵ: không dùng trong trường hợp tiêu chảy do hàn và Tỳ, Vị kém hoặc dương suy.
Một số bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh như sau:
Trị lưng đau, gối mỏi, đau nhức khớp, chuột rút:
Trinh nữ tử 400g. Cho thuốc vào bình sạch, ngâm với 3 lít rượu ngon. Sau 5 ngày lấy ra dùng có tác dụng: Bổ thận, khu phong.
Làm mạnh lưng, gối, gân xương, tăng cường Thận âm, làm đen râu tóc:
Nữ Trinh, Hạn liên thảo không kể nhiều ít, tán nhỏ, trộn với mật làm viên, hoặc trộn thêm với Tang thầm cao (cao nấu bằng trái Dâu), uống với nước muối, lúc đói.
Chữa các chứng suy nhược thần kinh, cao huyết áp có hội chứng bệnh lý Can thận âm hư:
Hạn liên thảo 12g, Nữ trinh tử 12g, Ngưu tất 14g, Đỗ trong 12g. Sắc uống. Tác dụng: Ích Can thận, bổ âm huyết.
Can thận, bổ âm huyết:
Trị âm hư, nội nhiệt, lưng gối đau mỏi, chóng mặt, hoa mắt:
Nữ trinh tử 250g, Cẩu kỷ tử 200g, ngâm với 1,5 lít rượu uống ngày 3 ly nhỏ có tác dụng:
Chữa đau lưng mỏi gối, tai ù, tóc rụng bạc sớm:
Thục địa 30g, Hoài sơn 20g, Đơn bì 14g, Sơn thù 14g, Phục linh 12g, Trạch tả 10g, Nhục quế 4 – 6g, Phụ tử 4g có tác dụng: trị người lớn thận thủy suy, mệnh môn hỏa suy.
Trị âm hư nội nhiệt:
Trinh nữ tử 20g, địa cốt bì 15g, mẫu đơn bì 15g, sinh địa 20g. Sắc uống.
Bổ can thận:
Nữ trinh tử 30g, đương quy 30g, ngưu tất 30g, kỷ tử 30g, sinh địa 30g, thục địa 30g, thiên môn 30g, mạch môn 30g, đậu đen 50g, hà thủ ô 100g, rượu 3503.000ml. Cho các vị vào bình, đun sôi, tắt bếp và nút buộc kín miệng bình. Để ngâm 15 – 30 ngày; gạn lấy rượu để uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30 ml. Tác dụng: bổ can thận, làm đen tóc.
Nhị chí hoàn:
Nữ trinh tử 100g, hạn liên thảo 100g. Đồ chín và phơi; nếu làm được 9 lần (cửu chưng cửu sái) càng tốt. Sấy khô, tán bột, làm viên hoàn. Ngày uống 10 – 15g. Tác dụng: bổ thận, trị đau lưng, đầu váng mắt hoa.
Trị tăng huyết áp:
Nữ trinh tử 12g, hà thủ ô chế 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sinh bạch thược 12g, hạn liên thảo 12g, sa uyển tật lê 12g, hy thiêm 12g, tang ký sinh 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống.
Có thể kết hợp nữ trinh tử thành những món ăn bài thuốc
MỘT SỐ MÓN ĂN BÀI THUỐC TỪ NỮ TRINH TỬ
Canh xương lợn đỗ trọng nữ trinh tử:
Xương lợn 250g, nữ trinh tử 20g, đỗ trọng 15g. Hai dược liệu được gói trong vải xô, đem hầm với xương lợn cho chín nhừ, bỏ bã thuốc thêm gia vị vừa ăn, có thể thêm khoai tây, cà rốt. Ngày chia hai lần ăn. Dùng cho trường hợp dính khớp, thoái hóa khớp, hạn chế vận động ở người cao tuổi.
Xương bò hầm nữ trinh tử hạn liên thảo:
Nữ trinh tử 15g, cỏ nhọ nồi 30g, đại táo 50g, xương bò 250g, gạo tẻ 100g. Sắc nữ trinh tử và cỏ nhọ nồi lấy nước, bỏ bã. Đem nước sắc hầm với xương bò, gạo tẻ, đại táo. Khi cháo chín nhừ thêm đường và gia vị cho ăn. Ngày làm 1 lần, đợt dùng 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân thiếu máu do mất máu.