Trong Y học cổ truyền bệnh mề đay được quan niệm như thế nào? Bệnh mề đay là bệnh dị ứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt. Dưới đây là bệnh mề đay theo quan niệm Y học cổ truyền như sau Những công dụng bất ngờ của hạt

Trong Y học cổ truyền bệnh mề đay được quan niệm như thế nào?

821

Bệnh mề đay là bệnh dị ứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt. Dưới đây là bệnh mề đay theo quan niệm Y học cổ truyền như sau

Bệnh nổi mề đay gây mẩn ngứa là lỗi ám ảnh của nhiều người

THEO QUAN NIỆM Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH MỀ ĐAY NHƯ THẾ NÀO?

Nội dung trong bài viết

Nổi mề đay là tình trạng trên da nổi nhiều nốt mẩn đỏ và gây ngứa ngáy khó chịu. Theo thống kê, có đến 20% dân số bị mắc căn bệnh này.

Theo lý giải từ Y học hiện đại, nổi mề đay xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Các dị nguyên sẽ kích thích phản ứng quá mẫn, làm phóng thích histamine, gây ra hiện tượng nổi sẩn và ngứa ngáy.

Còn theo Y học cổ truyền, mề đay thuộc chứng Ẩn chẩn, Phong chẩn, Phong chẩn khối, dân gian thường gọi là chứng Phong ngứa, Tầm ma chẩn.

Nguyên nhân sinh bệnh là do ngoại tà xâm nhập (phong hàn, phong nhiệt), kết hợp lúc tạng phủ suy yếu, khiến cơ thể không đào thải được độc tố ra ngoài, vệ khí bất hòa, khí huyết bất túc, cơ thể suy nhược. Từ đó dẫn đến uất tích tại bì, lâu ngày gây nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy ngoài da.

Dựa vào quan điểm trên, y học cổ truyền phân chia mề đay theo từng thể bệnh cụ thể, mỗi thể bệnh sẽ có đặc trưng riêng về hình thái tổn thương, căn nguyên và tính chất. Bao gồm:

  • Mề đay thể phong nhiệt
  • Mề đay thể phong hàn
  • Mề đay thể thấp nhiệt
  • Mề đay thể âm huyết bất túc…

Cụ thể, đối với bệnh mề đay, y học cổ truyền tập trung sâu vào điều trị nguyên nhân, giải độc cho cơ thể, đẩy lùi triệu chứng, đồng thời phục hồi chức năng tạng phủ và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, gia giảm thành phần theo tỷ lệ nhất định. Bao gồm có thuốc Nam và thuốc Bắc.

Trong đó, thuốc Nam có thành phần từ thảo dược trong nước được ưa chuộng hơn thuốc Bắc – có nguồn gốc từ Trung Quốc bởi phù hợp với cơ địa người Việt.

Điều trị bệnh mề đay theo Y học cổ truyền

CÁCH TRỊ NỔI MỀ ĐAY BẰNG THUỐC ĐÔNG Y

Bài thuốc trị mề đay thể phong nhiệt

Vị thuốc: 10g kim ngân, 10g liên kiều, 15g phù bình, 15g sinh địa, 10g bạc hà, 15g trúc diệp, 10g ngưu hoàng, 15g lô căn, 15g ké đầu ngựa, 10g kinh giới.

Thực hiện: Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thành 2 lần uống và sử dụng hết trong ngày.

Tác dụng: Thanh nhiệt trừ phong, tiêu viêm, khống chế mề đay cấp gây biến chứng nghiêm trọng.

Bài thuốc trị mề đay thể phong hàn

Vị thuốc: 5g quế chi, 10g can khương, 10g phòng phong, 5g tế tân, 10g bạch chỉ, 5g tử tô,10g ma hoàng, 10g kinh giới.

Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày, chia thuốc thành 2 lần uống. Kiên trì sử dụng thuốc trong vòng 30 ngày để nhận thấy tác dụng điều trị.

Tác dụng: Thuốc có tác dụng đối với những trường hợp bị mẩn ngứa do thời tiết lạnh, hanh khô. Ngoài ra còn có tác dụng trừ phong, tán hàn rất tốt.

Tuy nhiên, những bài thuốc đông y không được sử dụng rộng rãi, do tính cầu kỳ và tác dụng chậm của thuốc.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017