Những bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh từ cây “nam sâm” Cây nam sâm được phân bố nhiều ở các tỉnh như: tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Được dân gian dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Trong Y học cổ truyền bệnh mề đay được quan

Những bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh từ cây “nam sâm”

839

Cây nam sâm được phân bố nhiều ở các tỉnh như: tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Được dân gian dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Cây nam sâm được mọc nhiều ở các tỉnh của Việt Nam

Tên khoa học là Schefflera octophylia (Lour.) Harms, (Aralia octophylla Lour.), thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.

Tên gọi khác: sâm nam, cây chân chim, kotan (Lào), ngũ chỉ thông, áp cước mộc, nga chưởng sài.

Tính vị, qui kinh: Khổ, sáp, lương. Vào các kinh can, thận.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY NAM SÂM THEO Y HỌC XƯA VÀ NAY

Nội dung trong bài viết

Theo kinh nghiệm dân gian:

Vào những tháng hè nóng bức, có gió Lào thì dân vùng Quỳnh Lưu, Nghệ An thường dùng lá sâm nam để nấu canh. Món canh này không chỉ có vị đăng đắng, hương thơm nhẹ, lạ miệng hấp dẫn mà còn có tính mát và khả năng giải nhiệt, chống nóng, giảm háo khát, nhuận gan, kích thích tiêu hóa hiệu quả.

Theo y học cổ truyền:

Sâm nam có công năng khu phong, trừ thấp, làm mạnh gân cốt. Do đó thường được dùng trong các trường hợp gân xương co rút, sưng đau; đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp hay sưng đau do sang chấn. Tại một số vùng, nhân dân còn đào lấy rễ về để rửa sạch, thái mỏng phơi khô. Sau đó pha hoặc sắc với nước uống hay phối hợp với các vị thuốc khác để làm thuốc mát bổ, thông tiểu tiện.

Theo y học hiện đại:

Nguyên Văn Đàn, Lê Nguyên Dục và Trần Kim Lạng trong cuốn Kỷ yếu công trình nghiên cứu dược liệu, 1961-1971, 2,176-181 đã sử dụng dịch chiếc vỏ thân cây nam sâm hay còn gọi là ngũ gia bì chân chim bằng cồn 400 theo tỷ lệ 1:1 thí nghiệm trên súc vật và đi đến một số kết luận về công dụng của thảo dược này như sau:

  • Về mặt độc tính: Sâm nam có LD50 là 53,5g/ kg thể trọng trong khi đó tam thất có LD50 là 9g/ kg thể trọng, nhân sâm có LD50 là 22,0g/ kg. Vậy theo kết quả thực nghiệm này thì nam sâm ít độc hơn những loại cây thuốc khác cùng họ. Thực nghiệm dài ngày trên động vật cho thấy dùng loại thảo dược họ ngũ gia bì này dài ngày không thấy có tác dụng độc hại đối với các chức năng gan, thận và hằng số máu.
  • Về mặt tác dụng: Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy nam sâm có một số tác dụng như tăng lực (tăng khả năng vận động), kích thích rỗ rệt trên thần kinh, chống lạnh, hạ đường huyết….

Có nhiều bài thuốc dân gian dùng để hỗ trợ điều trị bệnh từ cây nam sâm

CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN DÙNG CÂY NAM SÂM

Trong dân gian và y học cổ truyền, sâm nam còn được dùng trong nhiều bài thuốc đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả như:

Chữa tê thấp đau mỏi:

Vỏ cây nam sâm 2kg; dây đau xương, vỏ cây gạo, thân cây bọt ếch mỗi thứ 1kg. Đem tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước cho đến khi còn khoảng 200ml cao lỏng. Hòa thêm 200ml rượu và 100ml si rô vào cao để được nửa lít thuốc thành phẩm. Ngày uống 50ml, chia thành 2 lần.

Chữa phong thấp đau nhức xương:

Vỏ rễ nam sâm 180g ngâm trong khoảng 500ml rượu. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 40ml rượu thuốc.

Chữa cước khí chân sưng đau:

Người cước khí, chân sưng đau có thể lấy cây chân chim, lõi cây thông, hương phụ, hạt cau, hạt tía tô, ké đầu ngựa, chỉ xác mỗi thứ 8 – 16g. Tất cả thái nhỏ, sắc với khoảng 400ml nước cho đến khi còn 100ml thì chia 2 lần uống 2 trong ngày.

Chữa gãy xương:

Sâm nam cũng được dùng ngoài để chữa gãy xương bằng cách lấy vỏ hoặc lá cây nam sâm 30g phối hợp với lá dâu tằm 30g, củ nghệ đen 20g, lá mía tía 20g. Tất cả đều để tươi, rửa sạch, giã nát. Sau đó, tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp và xào nóng, đắp băng và cố định bằng nẹp tre để chữa gãy xương.

Chữa sổ mũi, đau họng:

Rễ nam sâm 15g, cúc hoa vàng (toàn cây) 35g. Cho tất cả vào nồi sắc uống.

Giải độc lá ngón, say sắn:

Vỏ nam sâm giã nát, sắc nước uống.

Canh sâm nam:

Để chuẩn bị sẵn nguyên liệu, vào khoảng tháng 5 – 7, người ta thường hái những lá bánh tẻ của cây nam sâm (còn gọi là lá đắng) đem về, rửa sạch, thái nhỏ, phơi nắng cho khô.

Phơi càng được nắng thì rau càng ngon, phơi xong bảo quản trong lọ kín. Khi dùng thì có thể nấu canh với một trong các loại rau mát, dễ ăn như rau đay, rau dền, rau mồng tới và thêm một chút tôm, tép hoặc cua.

Có thể nấu canh rau như bình thường, khi rau chính bỏ khoảng 5 – 10g lá đắng khô đã cắt nhỏ (tùy khẩu vị thích nắng ít hay nắng nhiều) và nêm nếm cho đủ vị đậm ngọt. Ăn với cơm trong bữa cơm thường ngày.

Canh này ăn mát, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan… rất tốt.

Trà sâm nam:

Người dân thường lấy sâm nam 100g, thái nhỏ, nấu với 1 lít nước cho đến khi sôi đều, để nguội. Sau đó, dùng uống trong ngày như nước vối, nước chè.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017