Cách xông chữa viêm mũi dị ứng đều có ưu điểm đó là đơn giản, dễ thực hiện, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao. Bệnh nhân có thể áp dụng ngay tại nhà khi bị bệnh
- Bạn đã biết tới bài thuốc trị ho từ mật ong chưa?
- Tìm hiểu những công dụng của dược liệu củ chóc chữa bệnh hiệu quả
- Rau diếp cá có vai trò như thế nào trong quá trình điều trị bệnh trĩ
Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị kích ứng khi tiếp xúc với các chất dị nguyên
ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG BẰNG VIỆC XÔNG MŨI CÓ HIỆU QUẢ BẤT NGỜ
Nội dung trong bài viết
Bệnh viêm mũi dị ứng đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc mũi bị kích ứng khi tiếp xúc với các chất dị nguyên. Dị nguyên có thể là mạt bụi, khói thuốc, lông thú, phấn hoa, nấm mốc…
Lúc này, người bệnh thường sẽ gặp các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi…
Với bệnh lý này thì việc sử dụng biện pháp xông mũi hoàn toàn có thể hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Nhất là khi các triệu chứng chỉ mới kích hoạt ở mức độ nhẹ và bệnh chưa có chuyển biến nghiêm trọng thì xông mũi sẽ có thể đạt kết quả tốt hơn.
Liệu pháp xông mũi đem lại nhiều tác dụng rất hữu ích trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng gồm:
- Giúp làm dịu niêm mạc mũi
- Làm loãng dịch mũi để đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn
- Khai thông đường thở
- Ức chế sự hình thành hay phát triển của các phản ứng viêm nhiễm
Tuy nhiên, như chúng đã biết việc xông mũi giúp khắc phục triệu chứng viêm mũi dị ứng rất tốt những chúng ta không nên lạm dụng không đúng cách.
Những bài thuốc xông chữa từ thảo dược dân gian chữa viêm mũi dị ứng
NHỮNG BÀI THUỐC XÔNG CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG HIỆU QUẢ
Những bệnh nhân khi bị viêm mũi dị ứng có thể dụng các loại thảo dược hoặc thuốc tây để xông. Dưới đây Bác sĩ, Giảng viên Y học cổ truyền Hà Nội sẽ hướng dẫn những bài thuốc xông thảo dược được áp dụng phổ biến như sau:
Xông trầu không chữa viêm mũi dị ứng
Trầu không là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, trầu không được dùng làm thuốc xông chữa viêm mũi dị ứng. Xông mũi với trầu không không chỉ giúp khai thông đường thở mà còn ức chế sự kích ứng và hình thành các phản ứng viêm trong niêm mạc mũi.
Cách làm:
- Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi trước khi xông hơi bằng trầu không.
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi vò nát.
- Cho vào tô nước sôi và dùng để xông mũi.
- Trùm kín khăn lớn trên đầu, hít thở đều khi xông.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần khoảng 15 – 20 phút.
- Duy trì liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày tùy thuộc vào mức độ bệnh.
Trị viêm mũi dị ứng bằng cách xông tinh dầu
Một số loại tinh dầu như: chanh, sả, tràm, trà đều có tác dụng tốt với việc ức chế tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời có khả năng làm dịu niêm mạc mũi và đem lại cảm giác dễ chịu. Dùng các loại tinh dầu này để xông mũi sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, giúp khai thông đường thở.
Cách làm:
- Trước tiên hãy dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi thật sạch sẽ.
- Có thể dùng tinh dầu ở dạng pha sẵn bằng cách nhỏ 1 lượng vừa đủ vào tô nước sôi.
- Lấy khăn lớn trùm kín đầu, hít thở đều để hơi nước có thể len vào mũi.
- Có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần trong liên tục 5 – 7 ngày.
Xông mũi từ củ tỏi
Tỏi cũng là một nguyên liệu mà bạn có thể sử dụng để làm thuốc xông chữa viêm mũi dị ứng. Hoạt chất Allicin có trong tỏi hoạt động tương tự như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên. Giúp đường thở thông thoáng là hỗ trợ tiêu diệt cũng như loại bỏ các tác nhân gây kích ứng hay kích hoạt phản ứng viêm.
Cách làm:
- Luôn vệ sinh mũi sạch sẽ với nước muối sinh lý trước khi xông hơi.
- Bạn cần chuẩn bị 3 – 5 tép tỏi tươi.
- Đem bóc sạch phần vỏ và giã dập.
- Cho trực tiếp vào tô nước sôi rồi dùng xông mũi.
- Cần trùm khăn lớn cho kín đầu, đồng thời hít thở đều.
- Với cách này mỗi ngày chỉ nên áp dụng một lần vào buổi tối.
Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng từ lá lốt
Trong tinh dầu lá lốt có chứa một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm kích ứng niêm mạc mũi. Xông mũi với lá lốt còn có khả năng làm loãng dịch mũi để đẩy nó ra ngoài dễ dàng hơn.
Cách làm:
- Bạn đừng quên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi trước khi xông hơi.
- Cần chuẩn bị khoảng 1 nắm lá lốt tươi đem rửa thật sạch.
- Dùng khăn lớn trùm kín đầu và tiến hành xông mũi.
- Có thể hít thở sâu để tinh dầu lá lốt đi sâu vào đường thở.
- Xông trong khoảng 15 phút, 1 lần/ngày trong 5 – 7 ngày.
Xông chữa viêm mũi dị ứng từ bạc hà
Nếu muốn khắc phục các triệu chứng viêm mũi dị ứng thì bạc hà cũng có thể là một nguyên liệu mà bạn có thể lựa chọn. Trong lá bạc hà có chứa rất nhiều tinh dầu và các hoạt chất có dược tính cao như menthol, menthyl acetat.
Bạc hà không chỉ giúp kháng viêm mà còn hỗ trợ làm dịu niêm mạc mũi. Đồng thời xông mũi với tinh dầu bạc hà còn đem lại cảm giác dễ chịu, giúp đường thở được thông thoáng, dễ ngủ hơn.
Cách làm:
- Trước khi xông hơi cần chú ý vệ sinh mũi sạch sẽ bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Cần chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà (nếu không có thì có thể dùng tinh dầu bạc hà để thay thế).
- Rửa sạch nguyên liệu rồi đun sôi cùng 1 lít nước.
- Trùm khăn kín đầu và tiến hành xông mui với nước bạc hà.
- Mỗi ngày chỉ cần áp dụng 1 lần khoảng 15 – 20 phút, duy trì khoảng 7 ngày.
Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp đơn giản và khá lành tính. Tuy nhiên bạn cũng cần thực hiện đúng cách để tránh gặp phải những tác dụng ngoại ý. Điều tốt nhất, bệnh nhân nên thăm khám bệnh trước khi áp dụng xông chữa tại nhà.