Khi bị thận ứ nước, bệnh nhân không nên quá lo lắng bi quan, trái lại cần phải bình tĩnh lạc quan để loại bỏ bệnh tật. Dưới đây là một số bài thuốc YHCT giúp điều trị bệnh hiệu quả
- Y học cổ truyền sử dụng Hoàng kỳ điều trị bệnh thận mạn
- Bài thuốc Y học cổ truyền thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng từ quảng…
- Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây sen
Thận ứ nước không còn là nỗi lo vì đã có bài thuốc YHCT
Dấu hiệu của thận ứ nước là gì?
Nội dung trong bài viết
Nếu thận bị ứ nước cấp tính, thường có các triệu chứng: đau bụng do sỏi thận di chuyển xuống niệu quản cọ xát gây đau, hoặc viên sỏi mắc kẹt tại chỗ niệu quản bị hẹp gây đau. Đau khởi phát ở hông lưng hoặc sườn lưng lan tới háng, kèm theo nôn, buồn nôn và vã mồ hôi. Đau từng cơn, đau nhiều làm cho bệnh nhân quằn quại hoặc cuộn người lại vì đau đớn. Có thể có máu trong nước tiểu.
Trường hợp thận ứ nước mạn tính, thận giãn to dần trong thời gian dài và có thể không có triệu chứng gì. Nếu có các khối u ở xương chậu hoặc bàng quang gây chèn ép có thể phát triển âm thầm, bệnh nhân có thể có các triệu chứng suy thận: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, do rối loạn các chất điện giải natri, kali, canxi, bệnh nhân còn bị rối loạn nhịp tim, co thắt cơ bắp.
Xét nghiệm có thể được yêu cầu là: xét nghiệm nước tiểu để phát hiện máu, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hay các tế bào ung thư. Chụp cắt lớp thấy thận bị ứ nước, phát hiện thấy sỏi. Siêu âm thấy thận bị ứ nước.
Mách mọi người một số bài thuốc YHCT đối với bệnh thận ứ nước
Theo Y học cổ truyền Hà Nội cho biết, thận ứ nước chưa có tên gọi nhưng theo dấu hiệu lâm sàng, bệnh được chia 3 thể: huyết ứ, thấp nhiệt, thận hư nên phương pháp trị là hoạt huyết, hóa ứ, trừ thấp, bổ thận. Tuy nhiên tuỳ thể bệnh mà gia giảm cho thích hợp.
-
Thể huyết ứ
Biểu hiện: đau tức lưng cố định, tiểu khó, lưỡi tím… Dùng bài Huyết phủ trục ứ thang gia giảm, gồm: sài hồ 12g, chỉ xác 10g, ngưu tất 12g, cam thảo 8g, đương quy 10g, xuyên khung 12g, xích thược 12g, hương phụ 12g, hồng hoa 12g, đào nhân 8g, xa tiền tử 12g, tỳ giải 10g, ích trí nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nhà trường tuyển sinh và đào tạo Y học cổ truyền chuyên nghiệp
-
Thể thấp nhiệt
Biểu hiện: tiểu buốt, sốt, người nặng nề, mệt mỏi… đó là có nhiễm trùng tiểu. Dùng bài Tỳ giải phân thanh ẩm gia giảm gồm: tỳ giải 14g, thạch xương bồ 12g, ích trí nhân 10g, ô dược 12g, ngưu tất 12g, xa tiền 12g, kim tiền thảo 40g, thổ phục linh 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
-
Thể thận hư (tùy thận âm hay dương hư)
Biểu hiện: đau âm ỉ lưng, kéo dài, cơ thể suy nhược… Dùng bài Lục vị gia giảm, gồm: thục địa 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 10g, trạch tả 12g, bạch linh 10g, đơn bì 10g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra, theo cách chữa dân gian, có thể dùng một số vị thuốc Nam sắc uống cũng mang lại hiệu quả tốt. Bài thuốc thường dùng gồm: kim tiền thảo 100g, râu mèo 20g, lá đại bi 15g, tất cả dạng khô, sắc uống ngày 1 thang, uống sáng chiều liên tục 5-7 ngày. Hoặc cho vào nồi nấu với 3 lít nước sôi 15 phút, để nguội thay nước uống trong ngày.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm tra tình trạng rồi mới lựa chọn dùng thuốc hiệu quả hợp lý.