Vị thuốc đông y Đinh lăng nếp giúp an thần, bổ trợ giấc ngủ Đinh lăng nếp là một vị thuốc quý chữa bệnh  hiệu quả. Vị thuốc này có nhiều công dụng với sức khỏe như  giúp an thần, bổ trợ giấc ngủ, giảm đau nhức xương khớp, tráng dương… Những món ăn bài thuốc đông y từ vị thuốc rau má Những bất ngờ từ vị thuốc

Vị thuốc đông y Đinh lăng nếp giúp an thần, bổ trợ giấc ngủ

673

Đinh lăng nếp là một vị thuốc quý chữa bệnh  hiệu quả. Vị thuốc này có nhiều công dụng với sức khỏe như  giúp an thần, bổ trợ giấc ngủ, giảm đau nhức xương khớp, tráng dương…

Hình ảnh cây đinh lăng

Nhận biết vị thuốc đinh lăng lá nếp

Nội dung trong bài viết

Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, Đinh lăng hay cây gỏi cá, nam dương sâm (trên khoa học là Polyscias fruticosa). Dược liệu thuộc loại cây nhỏ trong chi Đinh lăng (tên tiếng Anh là Polyscias), họ Araliaceae – Cuồng. Đinh lăng được trồng rộng rãi làm cảnh cũng như làm thuốc trong y học cổ truyền.

Hình dáng ây nhỏ, có chiều cao khoảng 1-2 mét. Dáng lá kép hình lông chim, thường mọc so le với nhau viền có răng cưa nhỏ. Đinh lăng có hoa màu trắng xám hoặc màu lục nhạt. Trái cây đinh lăng dẹt màu trắng ngả bạc.

Cây đinh lăng có nhiều loại, có thể phân biệt chúng theo những đặc tính dưới đây:

  • Đinh lăng nếp hay còn gọi là đinh lăng lá nhỏ (sâm Nam Dương): có công dụng cao nhất trong việc chữa bệnh và được dùng rộng rãi như một loại dược liệu.
  • Đinh lăng lá to với tên gọi khác là đinh lăng ráng hoặc đinh lăng tẻ. Lá của loại này to và dày hơn đinh lăng nếp.
  • Đinh lăng đĩa với hình dáng lá to và tròn,độ dày lớn có răng cưu ở mép lá.
  • Đinh lăng lá răng: chỉ thường được dùng làm cảnh, có phần lá nở to, tách múi

Đặc điểm đinh lăng lá nếp. Cách phân biệt đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, Đinh lăng nếp và lá tẻ là hai loại dễ nhầm lẫn với nhau. Dưới đây là các đặc điểm để phân biệt 2 loại cây đinh lăng này:

  • Đinh lăng nếp

Thân cây nhẵn không có gai nhọn, chiều cao lên tới 1,5m. Lá cây dáng nhỏ hơn, có phần mép không đều. Từ bẹ lá đến ngọn có chiều dài từ 20-40cm. Lá dùng như một loại rau sống ăn kèm. Rễ cây có vị ngọt nhẹ, mùi thơm tỏa ra. Củ rễ thường giòn dễ bẻ gãy.

  • Đinh lăng tẻ lá to

Cây đinh lăng lá có đặc điểm lá như mũi mác, xếp cân đối và không xẻ thùy hình chân chim như lá nếp. Loại này thường gây nhầm lẫn với giống đinh lăng lá nhỏ, do phần thân và rễ rất giống nhau, lá non lúc mới mọc cũng nhiều nét tương đồng

Rễ khô và cứng, khó gáy,vị khô không ngọt và không có mùi thơm.

Đinh lăng nếp có tác dụng gì?

Cây thuốc quý đinh lăng chứa các loại acid amin tốt gồm methionin, lyzin, xystei, cùng hàng loạt những hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe như glucozit, tanin, alcaloit, saponin, flavonoit, vitamin B1.

Tính vị của đinh lăng theo y học cổ truyền: vị ngọt, tính bình, quy đi vào kinh phế, tỳ và thận. Rễ của cây đinh lăng giúp bồi bổ khí huyết, giải độc, lợi sữa cho mẹ bầu, cải thiện tình trạng chậm phát dục, bồi bổ cơ thể, tốt cho người bị suy nhược thần kinh và tăng cường thể chất.

Bên cạnh đó cây đinh lăng nếp còn mang đến những công dụng chữa bệnh có thể kể đến:

  • Chữa bệnh khớp: sưng đau xương khớp, thấp khớp, viêm khớp, bệnh GOUT…
  • Đinh lăng với công dụng giảm đau rất tốt cho việc hỗ trợ trị bệnh gút, đẩy lùi chứng đau mỏi lưng.
  • Lá đinh lăng có thể giã nát hoặc nghiền nhỏ để đắp trên vết thương. Việc này để ngăn chặn sưng, viêm. Nước đun từ rễ còn lợi tiểu, an thần, kích thích ra mồ hôi cho người đang cảm, sốt. Người hen suyễn cũng có thể sử dụng.
  • Giúp cho các mẹ bầu đang tắc sữa, mất sữa có sữa về.
  • Tăng cường thể lực và sức khỏe toàn diện nhờ công dụng bồi bổ cho cơ thể. Nam giới muốn cải thiện sinh lý có thể dùng rượu ngâm rễ đinh lăng.

Một số thảo dược như hà thủ ô, hoàng tinh… dùng kết hợp với đinh lăng giúp trị bệnh thiếu máu vô cùng hiệu quả




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017