Vị thuốc lợi sữa, thanh nhiệt mang tên Mướp Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, mướp từ lâu đã được dùng để làm thuốc. Trong sách cổ, mướp có vị ngọt, tính bình, không độc, lợi sữa, thanh nhiệt. Thầy thuốc đông y hướng dẫn điều trị bệnh quai bị từ hạt gấc Thầy thuốc

Vị thuốc lợi sữa, thanh nhiệt mang tên Mướp

658

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, mướp từ lâu đã được dùng để làm thuốc. Trong sách cổ, mướp có vị ngọt, tính bình, không độc, lợi sữa, thanh nhiệt.

Vị thuốc lợi sữa, thanh nhiệt mang tên Mướp Cây mướp là vị thuốc hay, có tác dụng trị bệnh

Bên cạnh là thực phẩm thơm ngon, mát, bổ, rất thích hợp cho những ngày hè thì tất cả các bộ phận của mướp như quả, xơ, lá, rễ, hạt mướp đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Đôi nét về cây mướp

Nội dung trong bài viết

Tên gọi khác: ty qua, bổ ty, mướp hương, thiên ty qua, ty lạc.

Tên khoa học Luffa cylindrical (L.) Roem, (Momordica cylindrical L.). Thuộc họ Bí Curcurbitaceae.

Theo thầy thuốc YHCT – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, mướp là một loại dây leo, thân có góc cạnh, màu lục nhạt. Lá to, đường kính 15-25 cm, phiến chia thùy hình 3 cạnh hay hình mác, mép có răng cưa, cuống dài 10-12cm, nháp, tua cuốn phân nhánh.

Hoa màu vàng, hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc.

Quả hình thoi hay hình trụ, dài 0,25 đến 1m, có khi hơn, mặt ngoài màu lục nhạt, trên có những đường màu đen chạy dọc theo quả. Hạt rất nhiều, hình trứng, màu nâu nhạt, dài 12 mm, rộng 8-9 mm, hơi có dìa.

Khi quả đã chín, vỏ ngoài, hạt, cũng như chất nhày đã tróc hết, còn lại khối xơ cứng, dai, không bị nước làm mục hỏng, khi ngâm nước sẽ phồng lên và mềm, có thể dùng cọ, tắm rất tốt.

Cây mướp được trồng ở khắp nơi trong nước ta, thường chỉ để lấy quả luộc hay xào nấu để ăn. Một số ít người dùng xơ, quả, rễ, lá, hạt mướp làm thuốc. Lá hái vào lúc cây đương ra hoa, rễ hái khi cây đã già, quả và hạt khi quả chín.

Quả có saponin, chất nhày, xylan, chất béo, chất protein (1,5%), vitamin B và C, kali nitrat.

Hạt có 41,6%-45% (nhân) chất dầu, chất protein. Nếu tính cả hạt và vỏ thì tỷ lệ chỉ là 20-25%. Dầu hạt mướp đặc, màu nâu đỏ nhạt, mùi không đặc biệt, nhẹ.

Mướp có công dụng và liều dùng như thế nào?

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, mướp từ lâu đã được dùng để làm thuốc. Trong sách cổ, mướp có vị ngọt, tính bình, không độc, lợi sữa, thanh nhiệt.

Đối với phụ nữ mới đẻ, quả mướp nấu nước uống làm lợi sữa, huyết lưu thông và có tác dụng làm dịu do chất nhày có trong mướp.

Quả mướp nấu nước uống làm lợi sữa, huyết lưu thông

Quả mướp nấu nước uống làm lợi sữa, huyết lưu thông

Xơ mướp là vị thuốc hoạt huyết, thanh lương, thống kinh, giảm đau, giải độc,  cầm máu dùng trong những trường hợp băng huyết, chảy máu ruột, lỵ ra máu thường đốt tồn tính mà cho uống.

Liều dùng: Ngày dùng 5 – 10g, xơ mướp sắc uống hoặc dùng xơ mướp đốt tồn tính, tán bột cho uống.

Lá mướp vò nát dùng chữa bệnh zona. Bên cạnh đó, rễ mướp có tác dụng làm thoát nước và tẩy.

Bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh có dùng mướp

Trị các bệnh trĩ ra huyết (lòi dom), phụ nữ bị tử cung xuất huyết, trực tràng ra máu dùng xơ mướp thiêu tồn tính, tán bột, mỗi lần cho uống 2g, ngày 3 lần.

Tại Campuchia người ta dùng mướp dưới hình thức sau đây: Chọn một quả mướp khá to, cắt bỏ ngang phía trên, cho vào ruột quả mướp 37.7g kali nitrat (diêm tiêu), đậy nắp lại. Cho vào lò đun cho nóng (phải giữ quả mướp thẳng đứng).

Sau khi diêm tiêu đã tan, quả mướp đã chín (mềm nhũn), lấy ra nghiền nát, lọc qua vải, chia nước này cho uống trong 5 – 6 ngày để làm thuốc lợi tiểu.

Tuy nhiên, các chuyên gia Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc/bác sĩ.

Nguồn: Báo SK&ĐS – Y học cổ truyền




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017