Y học cổ truyền giới thiệu 5 bài thuốc trị tiêu chảy cấp hiệu quả Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây tiêu chảy cấp là do hàn tà xâm nhập vào trung tiêu. Để điều trị, quý độc giả có thể tham khảo bài thuốc đông y trong bài viết dưới đây. Thầy thuốc đông y hướng dẫn điều trị bệnh quai bị từ hạt gấc Thầy thuốc

Y học cổ truyền giới thiệu 5 bài thuốc trị tiêu chảy cấp hiệu quả

341

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây tiêu chảy cấp là do hàn tà xâm nhập vào trung tiêu. Để điều trị, quý độc giả có thể tham khảo bài thuốc đông y trong bài viết dưới đây.

Tiêu chảy cấp khởi phát đột ngột, đi ngoài nhiều lần trong ngày

Tiêu chảy cấp khởi phát đột ngột, đi ngoài nhiều lần trong ngày

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở các độ tuổi khác nhau. Theo y học hiện đại, đây là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tuy nhiên chủ yếu là do ăn uống không đảm bảo vệ sinh nên bị ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột, loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh uống hoặc dị ứng thức ăn.

Đối với y học cổ truyền, nguyên nhân gây tiêu chảy cấp là do hàn tà xâm nhập vào trung tiêu. Để điều trị, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc y học cổ truyền sau:

Bài thuốc điều trị tiêu chảy cấp

Nội dung trong bài viết

Trang Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ báo SK&ĐS giới thiệu đến quý độc giả bài thuốc nam điều trị tiêu chảy cấp hiệu quả. Cụ thể:

Bài 1: Búp ổi 20g, vỏ quýt khô 10g, gừng tươi (nướng chín) 10g. Sắc với 200 ml nước, còn 100 ml, uống nóng.

Bài 2: Lá hoắc hương 50g, bán hạ 20g, tô diệp 20g, vỏ vối 10g. Tất cả đem tán bột, rây mịn, làm hồ hoàn viên. Liều dùng: uống ngày 4g-8g, chia 2 lần.

Bài 3: Gừng tươi (nướng cháy vỏ) 8g; củ sả, giềng, búp ổi, lượng bằng nhau 12g. Tất cả sao vàng, sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày.

Bài 4: Chè xanh 30g, gạo rang vàng 50g, gừng nướng 10g, đường đỏ 20g. Tất cả đem sắc với 500ml nước cho đến khi còn 250ml, uống lúc nóng, 4 lần trong ngày.

Bài 5: Hoắc hương 15g, búp ổi 15g, nụ sim 8g. Tất cả đem sắc với 500ml nước, đun kỹ, còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống nóng tốt hơn uống lạnh.

Y học cổ truyền giới thiệu 5 bài thuốc trị tiêu chảy cấp hiệu quả

Y học cổ truyền giới thiệu 5 bài thuốc trị tiêu chảy cấp hiệu quả

Những điều cần chú ý khi bị tiêu chảy cấp

Nếu tình trạng tiêu chảy cấp kéo dài trong 24 giờ sẽ mất nhiều vitamin, protein và thiếu năng lượng. Theo đó, bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh nên dùng thêm một số loại thực phẩm sau: khoai tây, gạo, bột gạo, cà rốt; thịt lợn nạc, thịt gà, đầu thực vật; sữa ít lactose hoặc không có latose, sữa đậu nành; ổi chín, hồng xiêm, táo tây… Đồng thời, chế độ ăn cần tập trung vào những món ăn mềm loãng, dễ tiêu như sup, cháo,…

Lưu ý từ bác sĩ Trần Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, người bị tiêu chảy không được nhịn ăn, nhịn uống, bởi hành động này sẽ dẫn đến rối loạn điện giải, trụy tim mạch do mất nước.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý các loại thực phẩm sau không nên dùng khi bị tiêu chảy câp, gồm:

– Nước giải khát công nghiệp nhiều đường và có ga.

– Không ăn các loại thức ăn có nhiều đường là bánh kẹo, các loại thực phẩm có nhiều xơ ít chất dinh dưỡng, các thức ăn chế biến sẵn như chả, giò, xúc xích, pa tê, thịt hun khói,…

– Với những trường hợp bị tiêu chảy kèm nôn nhiều, sốt cao, môi khô, mắt trũng, đại tiện có lẫn huyết, đờm, tiêu chảy toàn nước và quá nhiều lần, có dấu hiệu mất nước,… cần nhập viện để điều trị kịp thời.

Lưu ý, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn và điều trị; các thông tin trên chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của những người có chuyên môn.

Nguồn: Báo SK&ĐS – Y học cổ truyền




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017