Y học cổ truyền bài thuốc chữa bạch điến hiệu quả Trong Y học cổ truyền bạch điến phong là tình atrạng có từng vùng trên da tự nhiên xuất hiện các đốm trắng, thường không đau, ít ngứa có thể lan sang các vùng lân cận. Y học cổ truyền giải độc, thanh nhiệt, dưỡng nhan từ mận Bài thuốc Y học cổ truyền thanh

Y học cổ truyền bài thuốc chữa bạch điến hiệu quả

958

Trong Y học cổ truyền bạch điến phong là tình atrạng có từng vùng trên da tự nhiên xuất hiện các đốm trắng, thường không đau, ít ngứa có thể lan sang các vùng lân cận.

Bài thuốc chữa bạch điến

Y học cổ truyền cho nguyên nhân gây bệnh do tâm hỏa vượng, mồ hôi ra quá nhiều hay do uống rượu quá độ làm bì phu và khiếu khai mở bất bình thường làm huyết thiếu tại bì phu, phong tà thừa hư mà xâm phạm vào bì phu tấu lý, ẩn phục lâu ngày gây tổn thương bì phu cơ nhục mà gây bệnh.

Người bệnh có biểu hiện trên da xuất hiện những đốm màu trắng, bề mặt phẳng như các vùng da khác, không đau, ít ngứa. Bệnh hay gặp ở tuổi trung niên và hay lan tràn sang các vùng lân cận. Đa số tồn tại kéo dài, có khi suốt đời, không có biến chứng, không ảnh hưởng sức khỏe, chỉ gây mất thẩm mỹ. Phép điều trị là dưỡng âm, bổ huyết, khu phong, thanh nhiệt.

Y học cổ truyền Hà Nội bài thuốc chữa bạch điến

Thuốc uống:

Bài 1: Thông khiếu hoạt huyết thang: xích thược 3g, đào nhân 9g, lão thông 3g, xuyên khung 3g, hồng hoa 9g, hồng táo 5g, xạ hương 0,15g. Thêm rượu loãng, sắc uống. Hoạt huyết thông khiếu. Chữa bạch điến phong. Không dùng cho phụ nữ có thai.

Bài 2: Truy phong hoàn: hà thủ ô 16g, kinh giới tuệ 16g, thương truật 16g, khổ sâm 16g, tạo giác tử 32g. Các vị tán bột mịn, dùng hạt tạo giác nấu kỹ, đánh nhuyễn, lọc lấy hỗn dịch; trộn với bột làm viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15g với rượu hoặc nước chè, tùy tuổi và thể trạng. Bài này có tác dụng tháo thấp khu phong. Chủ trị bạch điến.

Bài 3: Hồ ma tán: hồ ma tử 20g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô đỏ 4g, mạn kinh tử 4g, cúc hoa 4g, khổ sâm 12g; uy linh tiên, thăng ma, phòng phong, đương quy, bạc hà diệp, hoàng liên, hoàng cầm, bạch thược, xuyên khung, ngưu bàng tử mỗi loại 8g; bạch tật lê 12g, kinh giới tuệ 12g. Các vị sấy khô, tán bột, dùng hồ làm viên. Ngày uống 3 lần; mỗi lần 20g. Từ xuân phân đến thu phân, uống với rượu trắng; từ thu phân đến xuân phân, uống với thanh trà.

Bài 4: hồng hoa, đương quy, thục địa, sinh địa, hạ khô thảo mỗi loại 12g; tiêu tứ tiền, hồ ma tử, sa uyển tử, hà thủ ô mỗi loại 16g. Sắc uống.

Thuốc dùng ngoài:

Bài 1: thỏ ty tử (cả thân và hạt) 25g, ngâm trong 100ml cồn 800 trong 2 ngày, đem xát vào vùng bị bệnh. Ngày 2 – 3 lần.

Bài 2: phá cố chỉ 63g, cồn 700: 200ml. Ngâm trong 7 ngày, gạn lấy rượu thuốc, bôi lên chỗ bạch điến, lang ben. Ngày 1 lần. Dùng phá cố chỉ có tác dụng tăng cường sắc tố da.

Bài 3: thủy ngân và trầu không giã nhỏ mịn, để trong lọ thủy tinh kín ít nhất 15 ngày. Lấy bột bôi lên vết bạch điến.

Bài 4: lưu huỳnh 20g, hùng hoàng 10g, phá cố chỉ 30g, ngâm với 100ml cồn 800. Dùng hỗn dịch này sát vào vùng bị bạch điến hằng ngày.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017