Trong Y học cổ truyền cỏ may có vị đắng tính mát. Đông Y sử dụng cỏ may làm thuốc có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, chữa vàng da, mắt vàng và trị giun.
- Bài thuốc Y học cổ truyền trị đau dây thần kinh tọa
- Y học cổ truyền bài thuốc trừ phong, lợi thấp từ Ké hoa đào
- Y học cổ truyền bài thuốc chữa bạch điến hiệu quả
Bài thuôc trị bệnh gan từ rễ cỏ may
Cỏ may thuộc họ lúa, cây mọc hoang ở miền núi và cả đồng bằng trên mặt đê hoặc ven đường đi và nơi trải nắng, khô hạn.
Thu hái cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Cây cao 50-60cm, có thân rễ mọc bò. Lá xếp sít nhau ở gốc, hình dải hẹp, mềm, phẳng, mép nhăn nheo, bẹ tròn, không có tai, hẹp. Cụm hoa là chùy kép, màu nhạt hay màu tím sậm, dài 2,5-10cm; cuống chung khá lớn, mang cành nhánh hình sợi; mỗi đốt mang 3 bông nhỏ không cuống, hay gãy và mắc vào quần áo. Quả dẹp, dài.
Cỏ may là vị thuốc Nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Để làm thuốc dùng thân rễ và toàn cây, dược liệu có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, chữa da vàng, mắt vàng và trị giun.
Y học cổ truyền Hà Nội bài thuốc trị bệnh từ rễ cỏ may
Chữa bệnh về gan, da vàng, mắt vàng: Rễ cỏ may 60g rửa sạch, sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền trong 5-7 ngày.
Trị giun đũa: Hạt cỏ may 20g sao vàng, sắc với 400ml nước, còn 150ml, uống tất cả nước sắc này 1 lần sau bữa ăn.
Chữa giun chui ống mật: Rễ cỏ may 30g, rửa sạch, sắc với 300ml nước còn 100ml, uống 1 lần lúc thuốc còn ấm. Sau đó lấy 1 quả trứng gà tươi đập lấy lòng đỏ và lòng trắng khuấy đều với 1 thìa cà phê đường kính hoặc 2 thìa mật ong uống liền. Lập lại lần 2 nếu còn cơn đau nhẹ.
Trong rễ cỏ may không có độc tố. Sau khi uống thuốc, hết các triệu chứng, uống 1 liều thuốc tẩy giun albendazol hoặc mebendazol… Người mắc chứng giun chui ống mật, cứ 6 tháng đến 1 năm phải uống thuốc tẩy giun 1 lần.