Trên thực tế, thuốc Đông y ngoài được làm từ cây, lá, hoa rễ, thảo dược chúng còn được làm từ côn trùng, dưới đây là những vị thuốc điều trị bệnh côn từ côn trùng như sau
- Trà gừng rất tốt cho sức khỏe nhưng những ai nên thận trọng?
- Cây tầm bóp loại cây mọc hoang ngoài bờ ruộng có công dụng gì?
- Y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc từ cây Xuyên tâm liên
Sâu chít là loại ấu trùng có tác dụng tăng cường sức mạnh, bản lĩnh đàn ông
MỘT SỐ CÔN TRÙNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM THUỐC CHỮA BỆNH
Nội dung trong bài viết
Theo Y học cổ truyền Hà Nội chia sẻ: Như chúng ta đã biết tất cả vạn vật trên trái đất này đều có hai mặt tốt và xấu. Đó là những côn trùng nhìn thì có vẻ ghê rợn, rùng mình nhưng lại chữa rất nhiều bệnh. Dưới đây là một số côn trùng được Y học cổ truyền làm thuốc chữa bệnh như sau:
Sâu chít là một loại ấu trùng
Đây là loại ấu trùng của một loài bướm màu vàng ngà, sống trong thân cây chít hay cây đót, cây le vào mùa đông. Chúng đục thân cây không ngừng để ăn hết dinh dưỡng làm cho cây héo mòn. Sâu chít sau khi thu hoạch về được rửa sạch bằng nước muối rồi để ráo nước.
Muốn để được lâu người ta thường rang lên hoặc sấy khô. Sâu chít sau khi rang khô được tẩm mật ong sau đó lại sấy khô tiếp rồi cho vào hũ thủy tinh đậy kín dùng dần hỗ trợ chữa liệt dương, tăng cường sinh lý.
Sâu trên cây dâu cũng là loại ấu trùng
Đây là loại ấu trùng của một loại xén tóc sống trên cây dâu tằm. Để lấy được loại sâu này phải đục lỗ thân cây để lấy những con to. Những con sâu dâu rất béo ngậy, ăn có vị mặn và đặc biệt không độc hại. Chính vì thế mà dân gian tận dụng nó chữa nhiều loại bệnh.
Ho sốt, kinh phong: Dùng 3-5 con sâu dâu, cho thêm một ít mật ong hấp chín và nghiền nát rồi thêm ít nước để uống nhiều lần trong ngày để chữa bệnh ho sốt kinh phong. Bài thuốc lành tính này có thể dùng cho trẻ nhỏ.
Chữa gầy yếu, đau ốm cho người cao tuổi: Lấy vài con sâu dâu nướng qua cho vào rượu trắng ngâm trong nhiều ngày để uống. Lưu ý mỗi ngày chỉ uống một ít bởi mặt trái của rượu trắng rất có hại với sức khỏe.
Tuyển sinh Văn bằng 2 Y sĩ Y học cổ truyền học ngoài giờ hành chính
Bọ ngựa là loài côn trùng
Theo một số tài liệu y học thì loại côn trùng này có tính ấm, bổ thận và giải độc vì thế mà người ta thường bắt bọ ngựa còn sống, bỏ đầu, cánh, chân và ruột rồi rang chín và tán thành bột, đựng trong lọ kín dùng dần.
Chữa bệnh liệt dương: Dùng 15g bọ ngựa nấu cùng một con ếch to ăn hàng ngày sẽ giúp quý ông cải thiện được chứng bệnh khó nói này.
Chữa bệnh sưng phù chân: Dùng 2 con bọ ngựa, 30g vỏ bí đao, trư linh 20g, phục linh 20g, râu ngô 20g sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Con rết (con rít) là loài côn trùng
Là loài côn trùng thân hẹp ai thấy cũng ghê rợn nhưng nó lại được dân gian chế thành một số bài thuốc bởi nó chứa protid, các loại acid amin. Hai chất độc chiết được từ nọc rết dưới dạng histamin và albumin, có tính chất gần giống nọc ong, làm loãng máu.
Chữa mụn nhọt, áp xe: Lấy 5 con rết to để sống hoặc nhúng nước nóng (70 – 80 độ) hoặc đập chết phơi khô ngâm trong cồn 90 độ trong 10 ngày trở lên để làm dầu xoa bóp. Bôi mỗi ngày 1-2 lần mụn nhọt sẽ tan.
Kiến đen là loài côn trùng nhỏ
Loại côn trùng nhỏ này chứa tới 40-70% protein gồm nhiều loại axit amin và có những loại không chất nào có thể thay thế được. Theo Đông y thì kiến đen có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng và giảm đau.
Giảm độc rắn cắn: Do có tác dụng giải độc vì thế khi bị rắn cắn hãy dùng 100g kiến đen phơi khô, giã nát và đắp lên da để nọc độc của rắn bị tan và rút ra ngoài.
Chữa viêm khớp: Với người bị bệnh tê thấp, viêm khớp mãn tính, hàng ngày có thể dùng trứng kiến đen xào với mướp đắng ăn hoặc dùng trứng kiến ngâm dầu lạc để xoa bóp để giảm bớt những cơn đau nhức.