Đối với sinh viên thì việc đi làm thêm đã không còn gì xa lại, đây là cơ hội để giúp sinh viên có thể tăng thu nhập bản thân cũng như có thêm những trải nghiệm quý báu.
Nội dung trong bài viết
- Mở đường tương lai cho những ai yêu thích Y học cổ truyền
- Tương lai sẽ như thế nào khi học Y sĩ Y học cổ truyền?
- Những tố chất cần thiết giúp tạo nên thành công của một Dược sĩ
Đi làm thêm thời sinh viên có những ưu – nhược điểm gì?
Tuy nhiên trước khi đưa ra quyết định có nên đi làm thêm hay không, các bạn sinh viên cần biết được những ưu – nhược điểm tổng quan của việc đi làm để làm sao cân đối được giữa việc học và đi làm không ảnh hưởng tới việc học tập của bản thân.
Ưu điểm của việc làm thêm đối với sinh viên
- Tăng thêm thu nhập cho cá nhân
Đi làm thêm giúp sinh viên có thể kiếm được một khoản tiền nhất định để chi tiêu cho những việc cần thiết mà không cần phải xin sự hỗ trợ từ bố mẹ. Bạn cũng có thể tiết kiệm nó thành một khoản lớn để có thể tự đóng học phí, hay mua sắm những vật dụng giá trị cho bản thân như Điện thoại, máy tính, xe máy…. Đó là những gì mà cô sinh viên Cao đẳng Dược nhỏ nhắn Thu Hà đã làm được. Hà tâm sự: “Ngoài thời gian học trên lớp, mình họ
- Rèn luyện cách quản lý thời gian của bản thân
Khi quyết định đi làm thêm, quỹ thời gian của bạn so với những sinh viên chỉ tập trung hoàn toàn vào việc học sẽ ít hơn. Vậy nên, bạn cần phải có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể để có thể vừa làm thêm mà vẫn hoàn thành tốt việc học ở trường lớp. Có một công việc khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho cuộc sống của mình một cách hiệu quả hơn nhiều, ngay cả khi bạn không làm việc.
- Tích lũy kinh nghiệm làm việc
Quá trình đi làm thêm không chỉ giúp bạn tăng thu nhập mà còn bổ trợ cho chuyên môn của một số ngành mà sinh viên đang theo học, vừa nâng cao kĩ năng mềm, vừa tích lũy kinh nghiệm làm việc. Học tập và sau đó thực hiện đúng những gì bạn học được sẽ giúp bạn rất nhiều trong sự nghiệp tương lai. Theo đó, sinh viên chuyên ngành Dược có thể học việc tại các hiệu thuốc, sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng nâng cao tay nghề tại các phòng khám y khoa, viện thẩm mĩ…để nâng cao tay nghề và tích lũy kinh nghiệm cho mình.
- Giúp CV của bạn trở nên “đẹp” hơn được đánh giá tốt hơn
Dù là học việc hay làm việc part time chính thức đều có giá trị ngay cả khi không liên quan đến kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Bởi lẽ, dù ít dù nhiều, nó đều cho bạn những bài học thực tiễn từ cuộc sống, cho thấy khả năng thích nghi của bạn trong những môi trường khác nhau.
Đi làm thêm giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn
Những nhược điểm của việc đi làm thêm
- Ảnh hưởng đến thời gian học tập
Nếu như bạn không biết điều chỉnh một cách hài hòa giữa việc đi học và đi làm thì chuyện xao nhãng, ảnh hưởng tới kết quả học tập sẽ là một điều sớm muộn. Không có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể thì bạn khó có thể hoàn thành tốt việc học ở trường. Trên giảng đường đại học, sinh viên luôn phải ý thức được rằng mục tiêu học tập là số 1 và luôn là như vậy. Thầy Đặng Nam Anh – Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ: “Không ít bạn sinh viên tiêu tốn quá nhiều thời gian đi làm thêm dẫn đến ảnh hưởng học tập, lên lớp ngủ gật, mệt mỏi, không tập trung cho học tập dẫn đến kết quả sa sút, đặc biệt áp lực sẽ gia tăng gấp đôi mỗi mùa thi”.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
Không chỉ ảnh hưởng đến học tập, dành quá nhiều thời gian cho việc làm thêm còn ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên. Bởi vì việc đi làm thêm đòi hỏi cường độ lao động của bạn rất cao đôi khi nó vắt kiệt sức lao động của các bạn. Làm việc liên tục trong thời gian dài sau đó còn phải lên lớp khiến tinh thần mệt mỏi, uể oải, không còn tâm trí học hành.
Trên đây là những ưu – nhược điểm của việc sinh viên đi làm thêm. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, bạn nên kiểm tra tình hình hiện tại của mình và lên kế hoạch căn bằng học tập và công việc một cách thuận lợi nhất nhé!