Bệnh tiểu đường là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Dưới đây là những phương pháp trong điều trị bệnh tiểu đường như sau
- Mách bạn một số bài thuốc điều trị bệnh từ cây Hương nhu
- Công dụng bất ngờ của cây sâm đất trong điều trị bệnh là gì?
- Tìm hiểu vị thuốc biển súc và một số bài thuốc điều trị bệnh
Điều trị bệnh tiểu đường bằng những phương pháp điều trị trong YHCT
Phương pháp Đông y trong điều trị bênh tiểu đường
Nội dung trong bài viết
Theo quan điểm Đông y để chữa bệnh tiểu đường thì cần phải ổn định lượng đường trong máu, tăng cường chức năng của tạng tỳ, điều chỉnh ngũ tạng. Rất nhiều bài thuốc đã được ra đời để chữa trị căn bệnh này. Sau đây, Y học cổ truyền Hà Nội bài viết xin giới thiệu tới bạn đọc 2 bài thuốc:
-
Bài thuốc 1
Chuẩn bị: Sinh hoàng kỳ, thiên hoa phấn, nhân sâm, tri mẫu, thiêm môn đông, ngũ vị tử, đan sâm, sa uyển tử, cát căn.
Công dụng: Điều trị các triệu chứng ăn nhiều, uống nước liên tục, đi tiểu tiện nhiều lần trên ngày, sút cân nhanh của bệnh tiểu đường. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng ức chế tình trạng nước tiểu có chất đường, giảm dần cho đến khi trở lại bình thường lượng đường trong nước tiểu. Hơn nữa, bài thuốc còn giúp phục hồi chức năng tạng tỳ.
-
Bài thuốc thứ 2
Chuẩn bị: Nhàu, hoài sơn, câu kỷ tử và mạch môn.
Công dụng: Mạch môn chống viêm, bảo vệ thận. Hoài sơn giảm đường huyết sau ăn, ngăn ngừa biến chứng thần kình. Trái Nhàu giảm mỡ máu xấu, chống oxy hóa. Cây kỷ từ giúp ngăn ngừa biến chứng mắt.
Phương pháp Nam y trong điều triệu bệnh tiểu đường là gì?
Một số bài thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:
-
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua
Trong mướp đắng có chứa hoạt chất chống lại sự phá hủy insulin bên trong cơ thể. Với công dụng ức chế chuyển hóa và hấp thu lượng đường giúp ổn định lượng đường huyết của người bệnh, mướp đắng đã trở thành một bài thuốc phòng chống và hỗ trợ điều trị cực kỳ hiệu quả đối với tiểu đường tuýt 2.
Cách thức thực hiện cũng vô cùng đơn giản: chỉ cần thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày.
-
Dây thìa canh
Các hoạt chất chứa bên trong dây thìa canh giúp kích thích các tế bào tuyến tụy sản sinh ra insulin, cân bằng lượng đường trong máu.
Đồng thời, nó còn giúp ngăn chặn chuyển hóa và hấp thụ đường ngược trở lại từ ruột vào trong máu. Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, bạn có thể uống nước dây thìa canh hoặc các sản phẩm được chiết xuất từ bài thuộc này trước khi ăn 30 phút.
-
Hạt sen
Hạt sen không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như lipid, các loại khoáng chất, các vitamin thì hạt sen còn làm tăng lượng insulin tiết ra, hạ lượng đường huyết.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Y học cổ truyền
Điều trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp Tây y
Để chữa trị cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1, giới chuyên môn chưa ra làm 3 nhóm:
+ Insulin có tác dụng nhanh gồm: Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm.
+ Insulin có tác dụng trung bình gồm: Isophan Insulin, Lente Insulin.
+ Insulin tác dụng chậm có: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm.
Còn để chữa trị cho bệnh đái tháo đường thuộc tuýp 2 thì có các thuộc dẫn xuất của Sulfonyl ure. Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid là các thuốc thuộc nhóm có tác dụng yếu, còn ở nhóm thuốc có tác dụng mạnh hơn gồm: Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?
Các cụ xưa đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vậy để phòng ngừa bệnh tiểu đường này chúng ta cần thực hiện như sau:
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Ăn uống đúng giờ, hạn chế sử dụng các chất béo động vật mà nên dùng các loại dầu có chiết xuất từ tự nhiên. Bạn cần bổ sung thêm thật nhiều rau xanh trong bữa ăn, đây không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể mà còn giúp cân bằng lại hàm lượng chất béo thừa trong cơ thể, duy trì cân nặng ở mức ổn định.
-
Tập cho mình thói quen vận động, tập thể dục thể thao
Lợi ích của việc tập thể dục thể thao được nhiều phương tiện truyền thông nói đến, kể cả lời vận động toàn dân tập thể dục của Bác Hồ, là điều không thể chối cãi. Việc bạn ngồi lâu hay lười vận động tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bạn và bệnh tiểu đường cũng như vậy.
Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 09.8258.8258 – 09.8259.8259