Cây nhội và các bài thuốc Đông y ít người biết Cây nhội là cây quen thuộc, thường được trồng ở các tuyến đường để tạo bóng mát. Bên cạnh công dụng này, cây nhội còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, được sử dụng trong điều trị một số bệnh. Những phương thuốc đông y trị bệnh từ cây diệp hạ châu Các

Cây nhội và các bài thuốc Đông y ít người biết

28

Cây nhội là cây quen thuộc, thường được trồng ở các tuyến đường để tạo bóng mát. Bên cạnh công dụng này, cây nhội còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, được sử dụng trong điều trị một số bệnh.

Cây nhội còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe
Cây nhội còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Một số thông tin về cây nhội

Nội dung trong bài viết

Cây nhội, còn được gọi là cây lội, cây quả cơm nguội, thu phong, là cây gỗ lớn, có tán lá rộng, thường được trồng để lấy bóng mát. Cây có thể cao từ 15 đến 20 mét, mọc chủ yếu ở các khu vực đồi núi và chịu được điều kiện nóng và giông bão nhờ vào hệ rễ khỏe mạnh.

Cây nhội có lá kép, hình trứng với mép lá có răng cưa nhỏ, tù. Cây ra hoa vào tháng 2 và kết quả từ tháng 6 đến tháng 8. Quả cây có hình cầu, đường kính khoảng 6-7mm, có màu hồng nhạt đến nâu, vỏ dai và chứa hạt. Ngoài ra, lá và quả của cây nhội cũng có thể dùng làm thực phẩm, chẳng hạn như xào hoặc nấu canh, thậm chí dùng làm gỏi cá ở một số địa phương.

Thầy thuốc Y học cổ truyền công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ cây nhội chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau, tùy vào từng bộ phận của cây. Cụ thể:

  • Hạt cây chứa dầu khô.
  • Lá cây chứa glucid, chất xơ, vitamin C, protein.
  • Vỏ cây chứa nhiều tanin.

Cứ 100g lá cây nhội non có khoảng 4,1g protein, 76,9g nước, 13g glucid, 3,9g chất xơ, 2,1g tro, 30mg vitamin và 2,6mg carotene. Lá cây thường được thu hái để làm rau hoặc làm thuốc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để bảo quản và sử dụng dần.

Công dụng của cây nhội

Cây nhội có nhiều công dụng đối với sức khỏe, trong đó có một số tác dụng chính như sau:

  • Cây nhội có vị cay, chát nhưng tính mát, giúp điều hòa khí huyết, giải độc cơ thể hiệu quả.
  • Các bộ phận của cây nhội có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vỏ và rễ cây được dùng để chữa các bệnh về xương khớp như đau khớp, phong thấp.
  • Lá cây nhội được sử dụng để chữa viêm gan do virus, viêm phổi, viêm họng và ung thư dạ dày. Do tính mát, lá cây còn có tác dụng trị mụn, nhọt và ngứa ngáy trên da.
  • Cây nhội cũng rất hữu ích trong việc điều trị viêm loét, nhiễm trùng và các bệnh lý phụ khoa như khí hư bất thường do nhiễm trùng roi ở phụ nữ. Lá cây nhội còn được dùng để chữa tiêu chảy.

Các bài thuốc sử dụng cây nhội

Dưới đây là một số bài thuốc  Đông Y từ cây nhội có thể tham khảo:

  • Chữa tiêu chảy, lỵ: Dùng 20-40g lá nhội phơi khô hoặc 40-60g lá tươi sắc lấy nước uống.
  • Chữa dị ứng, ngứa do tiếp xúc với hóa chất hoặc nước bẩn: Dùng lá cây nhội kết hợp với nghể răm theo tỉ lệ 2:1, nấu lên và dùng nước ấm tắm, hoặc dùng lá chà lên vùng bị dị ứng.
  • Chữa khí hư do trùng roi, bạch đới và các vấn đề phụ khoa: Dùng 50-80g lá tươi sắc lấy nước uống và dùng phèn chua ngâm rửa vùng kín hoặc bôi cao vào cổ tử cung và thành âm đạo.
  • Chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt: Dùng lá cây nhội giã nhỏ trộn với dấm và thoa lên vùng cần điều trị.
  • Chữa viêm gan do virus: Sắc 60g lá nhội tươi với 15g hợp hoàn bì, 30g rau má và đường phèn để uống.

Ngoài ra, bột cây nhội cũng có tác dụng làm sạch da, giảm thâm sẹo và giúp da khô thoáng. Cũng như vậy, bột cây nhội có thể chăm sóc tóc, giúp tóc khỏe mạnh và ngăn ngừa gãy rụng.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Lưu ý khi sử dụng cây nhội

Trước khi áp dụng các bài thuốc từ cây nhội, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đồng thời, cần tuân thủ đúng liều lượng và phương pháp sử dụng để tránh tác dụng phụ. Nhiều bệnh nhân sử dụng sai liều lượng hoặc không kiên trì có thể khiến bệnh không thuyên giảm, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Như vậy, ngoài việc tạo bóng mát, cây nhội còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, từ chữa tiêu chảy, viêm âm đạo đến trị lở ngứa và mụn nhọt. Giảng viên Cao đẳng Y Sài Gòn hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của cây nhội và cách sử dụng nó hiệu quả.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017