Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng phong thấp hiệu quả Khi thời thay đổi, những người bị bệnh phong thấp sẽ rất khó chịu vì đau nhức chân tay, dưới đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa trị chứng phong thấp hiệu quả.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng phong thấp hiệu quả

2125

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng phong thấp hiệu quả

Nội dung trong bài viết

Khi thời thay đổi, những người bị bệnh phong thấp sẽ rất khó chịu vì đau nhức chân tay, dưới đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa trị chứng phong thấp hiệu quả.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng phong thấp hiệu quả

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng phong thấp hiệu quả

Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Y học hiện đại lý giải nguyên nhân sinh bệnh phong thấp là do các ổ vi khuẩn loại liên cầu hoại huyết nhóm A cư trú ở tai, mũi, họng gây nên dị ứng nội sinh. Y học cổ truyền cho rằng đây là chứng phong thấp nên nguyên tắc chữa trị cần phải khu phong hòa huyết, thông huyết – tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm, an thần; đồng thời bổ can, thận, bồi dưỡng khí lực để tăng cường sức chống đỡ bệnh tật cho cơ thể.

Căn cứ vào những lý luận trên, bài thuốc Y học cổ truyền sau đây đã đạt được yêu cầu đó bao gồm các vị thuốc: sinh địa 20g, hà thủ ô 20g, cỏ xước 12g, cốt toái bổ 12g, vòi voi 10g, cốt khí 10g, phòng đẳng sâm 20g, huyết đằng 12g, hy thiêm 12g, bồ công anh 12g, thiên niên kiện 10g, dây đau xương 10g.

Công năng của từng vị thuốc:

Vị sinh địa (Rhizoma Rehmanniae): thân rễ phơi khô của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch “gaertn”), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), có tác dụng bổ huyết, hòa huyết và thông huyết – dùng chống thiếu máu, suy nhược, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, mạnh tim.

Cây cỏ xước (Achyranthes bidentata Blume: họ Dền (Amaranthaceae). Ðược dùng làm thuốc trị viêm khớp, lưng, gối, xương đau nhức, làm tan tụ máu; bổ can, thận.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng phong thấp hiệu quả - cây cỏ xước

Cây cỏ xước

Vị vòi voi: Vị thuốc Y học cổ truyền này họ Tử thảo (Bonaginaceae), dùng chữa tê thấp, thông kinh lạc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, viêm tấy và làm tan tụ huyết.

Huyết đằng (Caulis sargentodoxae): bộ phận dùng là thân cây huyết đằng phơi khô. Vị đắng, tính bình. Có tác dụng trừ phong, thống kinh lạc, lợi niệu, sát khuẩn; bổ huyết, hành huyết, khỏe gân cốt – chủ trị tê thấp, đau lưng, mình mẩy nhức mỏi.

Hà thủ ô (Radix Polygoni multiflori): bộ phận dùng làm thuốc gồm rễ, củ phơi khô của cây hà thủ ô (Polygonum multiflorum Thumb). Tác dụng bổ huyết, trị thần kinh suy nhược, làm khỏe gân cốt.

Bồ công anh (Lactuca Indica Lin): họ Cúc (Compositae). Theo Y sĩ Y học cổ truyền, vị thuốc này có tính chất sát khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, an thần và bồi bổ.

Cốt khí (Radix Polygoni Cuspidati): bộ phận dùng là rễ phơi khô của cây cốt khí (Polygonumreynontria Makino); thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Tác dụng chữa tê thấp, giảm đau do té ngã, bị thương và lợi tiểu.

Hy thiêm (Sieges beckia orientalis L.): họ Cúc (Compositae). Thường dùng làm thuốc chữa trị đau nhức xương, trừ phong thấp, gân cốt nhức lạnh, bán thân bất toại, lưng gối tê dại.

Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae fortunei): bộ phận dùng làm thuốc gồm thân rễ cây cốt toái bổ (Drynaria fortuei J-sm), tính khô, ôn bình, tác dụng chữa đau xương, tán tụ máu, sát khuẩn, giảm đau. Là vị thuốc hòa hoãn và bổ thận, bồi dưỡng sinh khí.

Dây đau xương (Tinospora Sinensis Men): có tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau xương, đau người.

Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae): bộ phận dùng làm thuốc gồm thân, rễ phơi khô của cây thiên niên kiện (Homalomenae aff sagittaefolia Jungh), họ Ráy (Araceae). Dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức – Thường dùng cho người cao tuổi hay đau xương khớp, mình mẩy. Thiên niên kiện vừa là vị thuốc bổ lại còn giúp kích thích tiêu hóa.

Đảng sâm (Radix codonopsis): vị thuốc là rễ phơi khô của nhiều loại codonopsis. Họ Hoa chuông (Campanulaccae). Người ta coi đảng sâm có thể thay thế nhân sâm – thuốc bồi bổ cơ thể, tăng lực, chống thiếu máu, tiêu đàm; bổ tỳ, vị, lợi niệu.

Như vậy sự kết hợp của mười hai vị thuốc Đông Y trên thật hoàn hảo, đạt được lý luận của nguyên tắc chữa trị bệnh phong thấp, luôn hỗ trợ và tăng cường tác dụng trị liệu với nhau.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng phong thấp hiệu quả - đảng sâm

Đảng sâm.

Cách sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền chữa phong thấp.

Bác sĩ YHCT Ngô Thị Minh Huệ (giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, phương thuốc trên tùy theo hoàn cảnh, điều kiện và tình trạng bệnh chứng của từng người mà áp dụng. Thang này có thể dùng dưới hai hình thức như ngâm rượu hoặc sắc để uống.

Nếu ngâm rượu: cứ 1 thang thuốc trên cần ngâm với 1 lít nước, tức 1.000ml rượu trắng 400, để trong 3 ngày lại thêm 500g đường hòa tan vào 500ml nước đun sôi để nguội, đổ chung vào với rượu đã ngâm thang thuốc trên. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần từ 10 – 20ml trước lúc đi ngủ, uống liên tục trong 1 – 2 tháng.

Dùng thuốc sắc: mỗi thang trên cho vào 500ml nước đun nhỏ lửa, đậy kín ấm đến khi cạn còn khoảng 150 – 200ml thì ngừng sắc. Gạn nước thuốc ra chia đôi, uống mỗi lần 1/2 số nước đó, uống nóng. Dùng liên tục từ 20 – 25 ngày.

Nguồn: Tổng hợp từ sức khỏe đời sống.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017