Chia sẻ các bài thuốc chữa bí tiểu hiệu quả. Chia sẻ các bài thuốc chữa bí tiểu hiệu quả. Có nhiều người gặp phải chứng bí tiểu, bị bí tiểu làm cơ thể khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến chức năng của thận, vậy làm sao để điều trị chứng bí tiểu an toàn và hiệu quả, cùng đọc bài viết dưới

Chia sẻ các bài thuốc chữa bí tiểu hiệu quả.

2220

Chia sẻ các bài thuốc chữa bí tiểu hiệu quả.

Có nhiều người gặp phải chứng bí tiểu, bị bí tiểu làm cơ thể khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến chức năng của thận, vậy làm sao để điều trị chứng bí tiểu an toàn và hiệu quả, cùng đọc bài viết dưới đây để biết về tác dụng của các bài thuốc chữa bí tiểu hiệu quả.

Xem thêm:

chữa bí tiểu

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM  gọi bí tiểu tiện là lung bế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lung bế có thể là do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hay do các cơ quan lân cận chèn ép làm cho niệu đạo bị bế tắc. Bởi vậy, cần có các bài thuốc giúp cho thanh nhiệt lợi thấp, thông tiểu, chống viêm, bài thạch…

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

Thông thường các bài thuốcy học cổ truyền chữa chứng bí tiểu khi cơ thể bị nhiệt, chức năng thận yếu hoặc hỗ trợ điều trị khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu, các bệnh về thận có triệu chứng bí tiểu: Khi mắc bệnh có thể áp dụng một trong các bài thuốc đơn giản sau:

Bài 1: Lấy củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa với đường uống. Dùng trong 10 ngày.

Bài 2: Bầu đất 30g, râu ngô 20g, mã đề 20g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày.

Bài 3: Búp tre, rau má, mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.

Bài 4: Hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, rau diếp cá 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày.

Bài 5: Kim anh tử 1,5kg, đường trắng vừa đủ dùng. Cách chế biến: Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, cho thêm đường trắng, trộn đều, chữa chứng đái dắt ở trẻ em. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.

Bài 6: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng, dùng tươi, lượng bằng nhau 50g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày là một liệu trình.

Bài 7: Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 1 tuần.

Bài 8: Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 1 tuần.

Bài 9: Lấy 20 cái kê nội kim (mề gà) lột lấy lớp da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán thành bột mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội. Ngoài ra cần ăn thêm các loại hoa quả như chanh, cam hoặc đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Kiêng ăn các loại cay nóng như ớt, hạt tiêu…

Bài 10: Lấy một miếng bí xanh bằng cái bát con, gọt bỏ vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống, hoặc gọt vỏ ăn sống, hoặc luộc bí xanh ăn và uống cả nước. Dùng trong 10 ngày.

Nguồn: yhoccotruyenvn.com




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017