Chữa bệnh ” khó nói” của các chị em phụ nữ nhờ các cây thuốc dễ tìm.
Bạch đồng nữ còn có tên gọi khác là mò trắng, mò hoa trắng, bấn trắng. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1m, lá đơn mọc đối, hình tim mép khía răng nhỏ thưa, màu xanh nhạt, mặt trên màu sẫm hơn, mặt dưới nhạt màu hơn, có lông ở cả hai mặt lá, có cuống dài, có vảy tròn. Cuống lá dài khoảng 8cm. Khi vò nát lá có thấy mùi hôi. Hoa màu trắng ngà vàng, mọc thành sim, nhị dài thò ra ngoài hoa. Quả mọng hình cầu.
Cây mọc hoang khắp nơi trên đất nước ta. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá. Thu hái quanh năm, tốt nhất lúc cây sắp và đang ra hoa, sấy khô phơi âm can. Hoặc có thể cùng rễ rửa sạch, phơi khô dùng dần.
Theo y học cổ truyền, bạch đồng nữ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp,tiêu viêm… Thường dùng chữa khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh mụn nhọt…
Cách dùng như sau:
Chữa khí hư bạch đới (biểu hiện là khí hư có màu trắng, đôi khi vàng, vàng xanh, đôi khi có mùi hôi… kèm theo là các triệu chứng đau mỏi lưng, hông, mệt mỏi toàn thân): Bạch đồng nữ, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, trần bì, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 3-4 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình hai vào sau kỳ kinh tháng sau.
Hoặc: Rễ cây bạch đồng nữ 16g, dừa cạn 12g, biển đậu 16g, đan sâm 16g, cây chó đẻ 16g, lá bạc sau 16g. Sắc uống ngày 1 thang. 10 ngày là một liệu trình.
Rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, có kinh đau bụng: (do khí huyết không thông, khí bị cản trở, làm huyết ứ tắc lại mà gây đau, là tình trạng đau bụng vùng hạ vị, thường xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh): Lá bạch đồng nữ, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 300ml, sắc trong nửa giờ, chia 2-3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2-3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông