Chuyên gia chia sẻ cách chữa bỏng theo y học cổ truyền Bỏng là một bệnh thuộc diện cấp cứu ngoại khoa do nhiều nguyên nhân gây ra: nhiệt, hóa chất, điện, tia bức xạ… Mức độ nặng nhẹ của bỏng được xác định theo độ nông sâu của tổn thương và diện tích tổn thương của bỏng. Thanh nhiệt, chữa bỏng, kiện tỳ từ cây vối

Chuyên gia chia sẻ cách chữa bỏng theo y học cổ truyền

2274

Bỏng là một bệnh thuộc diện cấp cứu ngoại khoa do nhiều nguyên nhân gây ra: nhiệt, hóa chất, điện, tia bức xạ… Mức độ nặng nhẹ của bỏng được xác định theo độ nông sâu của tổn thương và diện tích tổn thương của bỏng.

Chuyên gia chia sẻ cách chữa bỏng theo y học cổ truyền

Phân độ bỏng theo Y học hiện đại?

Nội dung trong bài viết

Phân loại độ sâu tổn thương bỏng:

  • Bỏng nông:

+ Bỏng độ 1: Viêm da cấp vô khuẩn

+ Bỏng độ 2: Bỏng biểu bì

+ Bỏng độ 3: Bỏng trung bì

  • Bỏng sâu:

+ Bỏng độ 4: Bỏng toàn bộ lớp da

+ Bỏng độ 5: Bỏng các lớp sâu dưới lớp cân nông

Phân loại mức độ nặng của bỏng (Hiệp hội bỏng Mỹ)

Độ bỏng
I II III
<10% tổng diện tích da cơ thể người lớn 10-20% tổng diện tích của cơ thể người lớn >20% tổng diện tích da cơ thể người lớn
<5% tổng diện tích da cơ thể trẻ em hoặc người già 5-10% tổng diện tích da cơ thể ở trẻ em hoặc người già >10% tổng diện tích da cơ thể ở trẻ em hoặc người già
<2% tổng diện tích da cơ thể (khi bỏng toàn bộ chiều dày da) 2-5% tổng diện tích da cơ thể (khi bỏng toàn bộ chiều dày da) >5% tổng diện tích da cơ thể (khi bỏng toàn bộ chiều dày da)
Tổn thương do dòng điện cao thế Bỏng do dòng điện cao thế
Nghi ngờ có bỏng đường hô hấp Chắc chắn có bỏng đường hô hấp
Bỏng quanh 1 chi thể với nguy cơ bị hội chứng khoang Bất kì bỏng đáng kể đối với mặt, mắt, cơ quan sinh dục hoặc khớp
Bị một bệnh lý nội khoa làm bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng Có các chấn thương kết hợp nặng

Giai đoạn bỏng theo Y học cổ truyền?

Giai đoạn âm hư dương thoát (giai đoạnh choáng do bỏng)

  • Triệu chứng: Xuất huyết tương ở đã thành nốt phỏng, phiền táo, bí tiểu hoặc tiểu ít, tinh thần ủy mị, thở ngắn, sắc mặt trắng bệch, tay chân lạnh, huyết áp hạ, rêu lưỡi khô, mạch vi tế sác.
  • Pháp: dưỡng ẩm sinh tân, hồi dương cứu thoát
  • Phương: Sâm phụ thang + Sinh mạch tân
Nhâm sâm 8g Phụ tử chế 12g Ngũ vị tử 6g
Mạch môn 12g Sinh địa 16g  Huyền sâm 6g

Giai đoạn hỏa độc (giai đoạn bội nhiễm)

  • Tà nhiệt thương âm

+ Triệu chứng: sốt, mặt đỏ, lưỡi khô, miệng khát, ăn không ngon, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

+ Pháp: dưỡng âm thanh nhiệt giải độc

+ Phương:

Hoàng liên 16g Chi tử 8g
Vỏ núc nác 12g  Sinh địa 16g
Kim ngân hoa 16g Mạch môn 16g
Bồ công anh 20g Thạch hộc 16g

Bồ công anh

+ Kết hợp thuốc AD 73 bôi tại chỗ: thuốc AD 73 là nhựa cây xoan rừng, được dùng ở dạng thuốc mỡ hoặc bột, chữa bỏng độ 1, 2, 3 làm thành một màng phủ vết thương, không phải băng, satstrungf, tạo điều kiện tốt cho việc mọc tổ chức hạt liền da, khi khỏi tự bong ra

  • Hỏa cực thịnh:

+ Triệu chứng: Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn có triệu chứng vết bỏng bị nhiễm trùng nặng, nước vàng ra nhiều, sốt cao, rét run, mỏi mệt, tâm phiền, bụng trướng, nước tiểu ít hay vô niệu, có thể mê sảng hay co giật, lưỡi đỏ, môi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.

+ Phương: kết hợp Y học hiện đại + bôi tại chỗ AD73

Giai đoạn khí huyết đều hư (giai đoạn hồi phục của bệnh)

  • Triệu chứng: toàn thân gầy yếu, mệt mỏi, da mặt xanh, chất lưỡi nhạt, mạch nhược hay nhu hoãn
  • Pháp: bổ khí huyết
  • Phương:

+ Bài 1:

Sâm bố chính 16g Hoài sơn 16g
Bạch truật 12g          Sa sâm 12g
Kỷ tử 10g    Thục địa 12g
Trần bì 8g        Hà thủ ô 12g
Ý dĩ 16g      Kê huyết đằng 12g

+ Bài 2: Bài thuốc Y học cổ truyền – Bát trân thang

Tại chỗ:

  • Cây công cộng (Xuyên tâm liên) 20g nấu với 500ml rửa hằng ngày
  • Hoàng bá, Sà sàng tử liều bằng nhau, nấu rửa hằng ngày



Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017