Trong Y học cổ truyền lá vối có tác dụng giải nhiệt chống khát vào mùa hè và điều trị một số bệnh, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
Nội dung trong bài viết
- Khám phá công dụng chữa bệnh ít ai biết của cây thù lu cạnh
- Khám phá tác dụng chữa bệnh của cây hoắc hương
- Công dụng vàng của cây sương sâm đối với sức khỏe
Sử dụng lá vối không đúng cách gây hại cho sức khỏe
Sử dụng lá vối không đúng cách gây hại cho sức khỏe
Theo các Danh y lá vối và nụ vối từ lâu đã được nhân dân ta nấu nước để uống có tác dụng kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ. Lá vối tuy giải nhiệt rất tốt vào mùa hè nhưng uống quá nhiều có thể gây nguy cơ hại sức khỏe.
Uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, ăn ngon miệng. Vì thế nên uống nước vối khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, tái mặt, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần chú ý sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.
Việc dùng lá vối tươi có các tác nhân kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh có thể dẫn tới tình trạng tiêu diệt những vi khuẩn có lợi mất máu. Bất cứ một loại cây thuốc quý nào nếu lạm dụng quá nhiều cũng đều có thể gây nên những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Uống quá nhiều chè lá vối và nụ vối đôi khi còn gây rối loạn tiêu hóa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lá và nụ vối đều có tính kháng sinh đối với một số vi trùng. Chất kháng sinh kháng khuẩn thường tập trung cao nhất ở lá vào mùa Đông. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa. Lá vối tươi rất ngái vì có nhiều chất diệp lục nên phải ủ để phá hủy chất này.Tác dụng của lá vối giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, giúp lợi tiểu, giảm béo.
Bệnh nhân gout sử dụng lá vối rất tốt. Do vậy dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần phòng ngừa, điều trị bệnh gout hiệu quả.
Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1-2 ly nước vối đặc
Lưu ý dùng lá hoặc nụ vối với liều lượng khoảng 1 ấm nước pha trà, ngày uống 1-2 ly là phù hợp. Uống quá nhiều sẽ nguy hại đến hệ bài tiết. Không uống lá vối sau khi ăn vì có thể làm cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Nếu pha loãng thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Một số cách dùng lá vối chữa bệnh hiệu quả
Hỗ trợ trị chứng đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, thân thể đi lại nặng nề: Vối 16 g, thương truật 16 g, trần bì 16 g và cam thảo 8 g, thêm 3 lát gừng sắc uống. Bài thuốc Y học cổ truyền này nên dùng trong vòng 25 ngày để mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao nhất. Hỗ trợ trị hoắc loạn, đau bụng: Vối chế gừng tán bột, uống 8 g 1lần.
Hỗ trợ trị đại tràng táo kết: Vối tùy dùng tán thành bột cho vào dạ dày lợn, ninh nhừ, sấy khô, tán bột, viên bằng hạt ngô, uống 30 viên 1 lần cùng với nước gừng.
Hỗ trợ trị chứng đầy bụng: Hậu phác, bạch truật, bạch thược, nhân sâm, bạch linh mỗi thứ 12 g đem sắc uống. Bài thuốc này giống tác dụng của lá mơ lông rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Hỗ trợ trị vị hàn, nôn mửa: Hậu phác, trần bì, bán hạ chế, hoài sơn, hoắc hương mỗi thứ 12gr và sa nhân 8gr, sinh khương 5 lát đem sắc nước uống.
Trên đây là những công dụng của lá vối và những lưu ý khi sử dụng, hi vọng các bạn đã biết mình phải lưu ý những gì khi sử dụng lá vối để bảo vệ sức khỏe cho người thân và gia đình.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com