Không những quả khế, mà ngay cả lá khế, hoa khế hay vỏ và rễ cây khế đều là những bài thuốc hữu hiệu trong điều trị nhiều loại bệnh phổ biến.
- Thầy thuốc giới thiệu các loại kháng sinh tự nhiên giúp phòng trị bệnh
- Quả Phật thủ – vị thuốc nhiều tác dụng trong Đông y
- Cùng B.s YHCT tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời của hoa đậu biếc
Cây khế
Tìm hiểu những đặc điểm của quả khế
Nội dung trong bài viết
Khế còn có tên gọi là Ngũ liễm tử hay Ngũ lăng tử (trong Hán tự), tên khoa học Averrhoa carambola L. thuộc họ chua me đất. Khế có nguồn gốc tại Siri Lanka. Là cây gỗ thường xanh cao tới 10-12m. Lá kép lông chim, mỏng hình trái xoan nhọn. Cụm hoa ngắn, thành chùm xim, ở nách các lá, màu hồng hay tím. Quả to, tiết diệt hình ngôi sao 5 múi. Mùa hoa tháng 4 – 8, quả tháng 10 – 12. Trong múi khế chua, hàm lượng acid oxalic là 1%. Ngoài ra có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K. Có các vitamin A,C, B1, B2 và P…
Giá trị dinh dưỡng của khế không cao; 100g khế chỉ cho 35,7calorie. Có vị chua là nhờ sự có mặt của các acide hữu cơ chiếm khoảng từ 800 – 1.250mg/100g khế. Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất, song dịch chiết qua cồn lại ức chế yếu nhất.
Ở Ấn Độ quả khế được ăn để cầm máu, chữa trĩ, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt… Tại Braxil dùng khế làm thuốc lợi tiểu. Nước sắc cành lá mang quả trị lở ngứa do sơn ăn (tức nhựa của cây sơn Rhus verniciflua dính vào da gây lở loét). Hột khế giã nát sắc uống có tác dụng lợi sữa, điều kinh, giải độc. Bột hột khế khô có tính an thần nhẹ.
Đông y cho rằng khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín lại ôn sinh tân dịch chủ trị phong nhiệt (nóng sốt), sinh tân dịch, chỉ khát, giải độc, lợi tiểu và còn có tài liệu ghi dùng trị nhiều bệnh khác như chữa thận hư, tinh kém, chữa lỵ, kinh giãn ở trẻ em…
Vừa là loại quả ăn, thuốc chữa bệnh, khế còn là gia vị không thể thiếu trong một số món ăn dân dã
Một số lợi ích từ việc sử dũng quả khế trong điều trị bệnh
Khế mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Khế làm hạ thấp mức cholesterol vì trong khế chứa pectin, có thể liên kết cholesterol và axit mật trong ruột kết, hấp thụ cholesterol dư thừa và giúp tẩy trừ nó ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, khế cũng có thể làm giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể.
Phòng chống ung thư
Bạn nên bổ sung quả khế trong mỗi bữa ăn bởi khế có tác dụng phòng chống ung thư rất hiệu quả. Chất chống oxy hóa trong khế sẽ làm giảm sự hình thành của gốc tự do và ngăn chặn các nguyên nhân trực tiếp có thể làm hư hại DNA.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Với hàm lượng chất xơ cao, khế có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ đóng vai trò quan trọng bảo vệ đường ruột và giảm lượng cholesterol trong máu.
Với mức độ kali cao, natri thấp, khế có tác dụng như một loại thuốc điều chỉnh huyết áp, có tác dụng tốt đối với những người thừa cân. Vì hàm lượng calo thấp, bạn hoàn toàn có thể bổ sung khế trong các bữa ăn kiêng của mình.
Trị ho
Khế có tác dụng trị ho và tiêu đờm, đặc biệt là ho ở trẻ em, khế sẽ nhanh chóng giúp giảm các triệu chứng một cách an toàn mà không gây tác dụng phụ.
Khế chống viêm
Vitamin C trong khế có thể đẩy độc tố ra và giúp tổng hợp collagen, đây là một thành phần quan trọng để hồi phục và hình thành xương, động mạch và mạch máu. Điều này là rất quan trọng để làm dịu những thiệt hại ở cấp độ tế bào và mô.
Khế có hàm lượng chất chống ôxy hóa và chất flavonoid cao, rất có lợi cho việc bảo vệ cơ thể khỏi các tình trạng viêm do gốc tự do gây ra.
Cung cấp vitamin A, C
Khế là nguồn thực phẩm giàu vitamin A, C, trong khế có chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do. Đặc biệt, khế có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm nguy cơ lở loét do các vết thương gây ra.
Ngừa rụng tóc
Ăn khế cũng rất có lợi cho việc ngăn ngừa rụng tóc do trong khế có chứa hàm lượng vitamin B cao, giúp tóc tăng trường nhanh chóng.
Tăng tiết sữa
Khế có thể giúp tăng tiết sữa, một số phụ nữ gặp khó khăn trong việc sản xuất sữa sau sinh. Thay vì uống nội tiết tố hoặc sử dụng các loại thuốc khác, các mẹ hoàn toàn có thể ăn khế mỗi ngày để tăng lượng sữa tự nhiên.