“Lá trầu không” từ lâu đã được các cụ dùng trong các nghi lễ đặc biệt như cưới xin, ma chay, và đã được sử dụng để chữa các triệu chứng như đau bụng do đầy hơi, viêm nhiễm nấm, phụ khoa… và rất nhiều công dụng khác
- Bs YHCT hướng dẫn sử dụng dược liệu “tỏi độc” an toàn hiệu quả
- Làm đẹp đúng cách từ tác dụng rất tốt của quả chanh
- Cây bonsai Trắc bách diệp – vị thuốc cầm máu nhanh chóng
Lá trầu không mang nhiều công dụng chữa bệnh cho con người
Cùng tìm hiểu về cây Trầu không là cây gì?
Nội dung trong bài viết
Cây trầu không ( có tên khoa học Piper betle).
Là một loại cây thân leo, phân đốt sống lâu năm, thân leo dài 2-5 m. Lá cây có hình tim, mặt trên bóng và đậm màu hơn mặt dưới, hoa đuôi sóc màu trắng. Lá của cây trầu không có chứa chất có dược tính cao, ứng dụng làm thuốc khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia…
Trong lá Trầu không có những thành phần hóa học nào?
Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu từ 0,7 – 2,6%, trong đó chủ yếu là anethol, eugenol, carvacrol, chavibetol, chavicol, alylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, piperbetol, methylpiperbetol, piperol…
Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như” tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Theo Đông y, trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Y học cổ truyền
Tác dụng tuyệt vời của “lá Trầu không”?
Theo các Bác sĩ Y học cổ truyền Hà Nội cho biết lá trầu không có những công dụng như sau:
-
Lá trầu không trị đau khớp
Thành phần lá có chứa Chavicol là một hoạt chất Phenol có tác dụng tốt trong việc chống viêm
Cách làm: Giã nát lá, vắt lấy nước bôi trực tiếp vào sẽ giúp giảm đau nhanh chóng
-
Trị chứng đầy bụng, khó tiêu
Lá trầu không có tác dụng giảm khó tiêu đầy hơi, đau dạ dày.. bằng cách xoa nước trầu không lên bụng hoặc nhai sống.
-
Chữa đau họng
Có tính kháng khuẩn và chống viêm nên trầu không có công dụng trị cảm lạnh và các rối loạn liên quan.
Cách làm: Nghiền lẫn lá với mật ong rồi ngậm giúp bảo vệ họng khỏi nhiễm trùng
-
Điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ
Các bệnh phụ nữ như viễm nhiễm âm đạo,ngứa ngáy, viêm cổ tử cung, viêm nhiễm buồng trứng, nấm âm đạo, tiết dịch âm đạo…, lá trầu là một phương thuốc tốt tại nhà.
Cách làm:
Lấy 10 lá trầu không rửa sạch, đun sôi 10 phút với 2 lít nước, xông đến khi nước nguội thì dùng khăn thấm lau nhẹ nhàng vùng kín.
Chú ý không dùng nước này thụt rửa sâu và âm đạo có thể làm tổn thương,gây nhiễm trùng. Làm cách này mỗi tuần 2-3 lần.
-
Trị nấc ở đa số trẻ sơ sinh
Lấy mẫu nhỏ lá trầu không dùng răng nhấm cho mềm rồi dán lên trán của trẻ. Sẽ thấy hiệu quả tức thì ngay sau khi sử dụng.
-
Thông tắc tia sữa
Phụ nữ sau sinh thường bị tắc tia sữa, dùng lá trầu không hơ nóng đắp bầu vú sẽ thông tia sữa và giảm đau.
-
Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không.
Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.
Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 09.8258.8258 – 09.8259.8259