Theo y học cổ truyền, vừng đen tính bình, vị ngọt, lợi về kinh gan, thận, đại tràng nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc cũng như trở thành gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn.
- Chữa yếu sinh lý nam giới bằng đậu xanh trong y học cổ truyền
- Ngân hạnh là vị thuốc quý trong YHCT giúp bổ tỳ phế
- Bài thuốc YHCT hay trị nhức đầu do thận khí suy tổn
Bài thuốc hay trị bệnh trong y học cổ truyền chứa vừng đen
Tên gọi khác của vừng đen là ô ma tử, chi ma, hồ ma nhân… thuộc loài thực vật họ hồ ma. Trong các nghiên cứu của y học hiện đại, vừng đen có hàm chứa chất albumin, kích thích tố, chất béo, chất diệp toan,… có tác dụng trong việc chống lão hóa, chống xơ cứng động mạch, có thể ức chế các tế bào tự do trong cơ thể, tăng lượng tế bào máu…
Đối với Y học cổ truyền, vừng đen vị ngọt, tính bình, lợi về kinh gan, thận, đại tràng. Có tác dụng bổ gan, thận, bổ huyết, nhuận tràng nên được dùng trong các trường hợp như đau đầu, hoa mắt, ù tai, da khô, tóc bạc sớm, huyết hư, phế âm hư tổn. Đồng thời đây cũng là gia vị yêu thích của nhiều gia đình trong các bữa ăn thường ngày, giúp tăng hương vị, kích thích ngon miệng.
YHCT giới thiệu 9 bài thuốc hay có chứa vừng đen
Để giúp người bệnh tiện theo dõi những bài thuốc hay có công dụng điều trị bệnh khác nhau từ vừng đen, các Y sĩ YHCT Hà Nội đã tổng hợp 9 bài thuốc hay được dùng phổ biến trong cuộc sống hiện nay như sau:
Bài 1: Chi ma hạnh đào đường: Vừng đen 250g, hạnh đào nhân 250g, đường phèn 0,5kg.
Vừng đen và hạnh nhân đem rang chín. Đường phèn đun nóng, sau đó cho vừng và hạnh nhân vào trộn đều đổ ra đĩa, chờ nguội có thể sắn hoặc cắt thành từng miếng nhỏ ăn cách nhật.
Tác dụng: Chi ma hạnh đào đường là bài thuốc có tác dụng trong việc điều trị rụng tóc, bệnh suy nhược thần kinh, chứng hay quên.
Bài 2: Chi ma phục linh: Giúp tăng cường thể lực và phòng chống bệnh tật.
Chuẩn bị: Vừng đen 20g, phục linh 25g, bột mì , mật ong vừa đủ. Phục linh và vừng đen giã nát trộn bột mì và mật ong vào, hấp chín.
Phục linh
Bài 3: Chi ma câu kỷ ẩm: Chuẩn bị vừng đen 15g, câu kỷ tử 15g, hà thủ ô 15g, cúc hoa 9g. Sắc uống. Chữa nhức đầu, hoa mắt, tóc bạc sớm, đại tiện táo.
Bài 4: Chi ma chúc (cháo vừng): Chuẩn bị vừng đen 20g, gạo lứt 50g. Vừng đen rang chín nấu cháo gạo lứt, thêm đường ăn, có tác dụng trong điều trị đầu váng, mắt hoa, gan thận bất túc, lưng đau, gối mỏi da khô, huyết hư…
Bài 5: Hắc chi ma cao: Chữa hen suyễn, người già cơ thể suy nhược.
Chuẩn bị vừng đen 250g, mật ong, nước gừng tươi, đường phèn đều 100g. Vừng đen đem nghiền (hoặc cho vừng vào máy xay sinh tố) thành bột lỏng, cho mật ong, nước gừng, đường phèn trộn đều, đun cách thủy 60-90 phút. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 ml.
Bài 6: Hắc chi ma diêm: Vừng đen rang chín với muối làm nhân bánh hoặc ăn với cơm. Dùng cho sản phụ ít sữa hoặc tắc sữa.
Bài 7: Chi ma chỉ khái tán: Vừng đen 125g, đường phèn 30g. Nghiền chung thành bột. Mỗi lần uống 15-30g. Dùng cho người ho khan lâu ngày, phế âm hư tổn.
Bài 8: Chi ma ích trí cao: Vừng đen 50g, bạch truật 50g, hà thủ ô 50g, thần khúc 50g, phục linh 50g, trần bì 20g, trai ngọc 20g, vỏ trong mề gà 10g, đào nhân 10g. Nghiền chung thành bột mịn, cho mật ong vào hoàn viên. Ăn mỗi ngày 10-20g. Ăn thường xuyên có tác dụng kiện tỳ, cường thận, tóc đen, sinh tủy, tăng cường trí nhớ.
Bài 9: Chi ma tứ thần hồ: vừng đen 1.000g, gừng tươi 100g, táo tầu 35g, bổ cốt chỉ 30g, nhục đậu khấu 20g, ngũ vị tử 20g, ngô thù du 10g. Vừng đen sao thơm; bổ cốt chỉ, nhục đậu khấu, ngũ vị tử, ngô thù du: bỏ hạt. Đem tất cả đi xay khô, tán bột, trộn đều, đựng vào lọ kín. Khi dùng cho nước ấm khuấy tan, không loãng không đặc là được, thêm đường, hấp cách thủy. Phương thuốc có tác dụng bổ gan thận, nhuận ngũ tạng.
Tùy theo mục đích điều trị mà người bệnh có thể sử dụng bài thuốc phù hợp. Tuy nhiên những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần thăm khám và bốc thuốc theo đơn của thầy thuốc. Ngoài ra để chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe, bạn cũng có thể theo học khóa học ngắn hạn như Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia.