Điều trị rối loạn tiêu hóa nhờ vị thuốc từ thảo quả Không chỉ là “nữ hoàng” của các loại gia vị với đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại cay, đây còn là vị thuốc quý trong điều trị rối loạn tiêu hóa.Nội dung trong bài viết Khám phá tác dụng của mật ong trong đông y Bài thuốc Y học Cổ truyền giúp đàn ông

Điều trị rối loạn tiêu hóa nhờ vị thuốc từ thảo quả

2750

Không chỉ là “nữ hoàng” của các loại gia vị với đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại cay, đây còn là vị thuốc quý trong điều trị rối loạn tiêu hóa.

Nội dung trong bài viết

Điều trị rối loạn tiêu hóa nhờ vị thuốc từ thảo quả
Điều trị rối loạn tiêu hóa nhờ vị thuốc từ thảo quả

Trong y học hiện đại, thảo quả có tên khoa học là Amomum tsaoko Crevost et Lem. Họ Gừng (Zingiberaceae), chứa phong phú các chất như: chất xơ; carbohydrate; protein; các vitamin như vitamin C, pyridoxine, niacin, riboflavin và thiamin; khoáng chất như magiê, đồng, phốt pho, sắt, canxi, mangan và kẽm; tinh dầu (dầu dễ bay hơi)… Trong Đông y, thảo quả còn được gọi là tò ho, may mac hâu, đò ho, mac hâu.

Không chỉ là một gia vị trong nhiều món ăn mà còn là một cây thuốc quý, loại thảo dược trong những bài thuốc y học cổ truyền. Với công dụng của mình, quả thảo quả được bào chế thành dược liệu có tác dụng quan trọng trong điều trị bệnh:

  • Trong Trung Quốc dược học đại từ điển có ghi chép: Dùng cám hòa với nước sôi cho dẻo, bọc thảo quả rồi nướng, bỏ xác và xơ trắng ở bên trong đi, để dành dùng.
  • Trong Đông dược học thiết yếu ghi chép: Dùng bột mì trộn với nước sôi cho dẻo, bọc thảo quả, nướng chín, bỏ vỏ lấy nhân dùng.

Công dụng của quả thảo quả trong điều trị bệnh

Chỉ với 3 – 6g thảo quả, uống độc vị hoặc phối hợp với nhiều loại thuốc sắc uống mỗi ngày sẽ có tác dụng trục hàn, ráo thấp, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.

Trị rối loạn tiêu hóa

Nếu tiêu hóa rối loạn do ăn uống không tiêu, vùng thượng vị đầy đau, tích thực thì người bệnh có thể áp dụng bài.

Công dụng của quả thảo quả trong điều trị bệnh
Công dụng của quả thảo quả trong điều trị bệnh

Để điều trị tiêu hóa rối loạn do ăn uống, không tiêu, tích thực, gây vùng thượng vị đầy đau thì người bệnh có thể áp dụng bài thuốc trong Thảo quả bình vị tán – Sổ tay lâm sàng Trung dược: thảo quả (nướng) 6g, thương truật, hậu phác, trần bì, sinh khương đều 10g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, sắc uống.

Trong trường hợp bạn bị tiêu chảy thì thảo quả là bài thuốc y học cổ truyền từ quả thảo chính là vị thuốc cứu tinh của bạn: thảo quả 10g, kha tử 10g, gừng sống 7 lát, táo đen 7 quả, nước 300ml đem sắc còn 200ml và chia 3 lần uống trong ngày (Dược liệu Việt Nam).

Trị sốt rét hiệu quả

Trị sốt rét 1: thảo quả nhân 4g, thục phụ tử 10g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả, sắc uống (Quả phụ thang – Tế sinh phương).

Trị sốt rét 2: thảo quả nhân 2g, tán bột, bọc trong miếng gạc, trước khi lên cơn, nhét vào 1 bên lỗ mũi (Sổ tay lâm sàng Trung dược).

Trị bụng đau, bụng đầy do hàn thấp tích trệ Trị

Thành phần: thảo quả (nướng) 6g, hậu phác, hoắc hương đều 10g, thanh bì, bán hạ, thần khúc đều 6g, cao lương khương 6g, đinh hương, cam thảo đều 4g, sinh khương, đại táo 10g, sắc uống (Thảo quả ẩm – Sổ tay lâm sàng Trung dược).

Trị miệng hôi

Đây còn vị vị thuốc quan trọng trong điều trị miệng hôi. Với bài thuốc này bạn có thể thực hiện bằng cách đem thảo quả giã dập, sau đó ngậm nuốt dần (Dược liệu Việt Nam).

Có thể thấy tác dụng của thảo quả là rất lớn trong việc điều trị các căn bệnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên người bệnh cũng cần thận trọng với chứng âm huyết hư vì tính ôn táo của thuốc dễ làm tổn thương âm huyết.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017