Hiểu đúng về tính chất của thuốc Y Học Cổ Truyền Tính năng dược vật là tác dụng dược lý của vị thuốc để điều chỉnh lại sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể. Tính năng của vị thuốc Y Học Cổ Truyền gồm khí vị, thăng giáng, phù trầm và bổ tả.Nội dung trong bài viết Các bài thuốc Đông y chữa

Hiểu đúng về tính chất của thuốc Y Học Cổ Truyền

4751

Tính năng dược vật là tác dụng dược lý của vị thuốc để điều chỉnh lại sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể. Tính năng của vị thuốc Y Học Cổ Truyền gồm khí vị, thăng giáng, phù trầm và bổ tả.

Nội dung trong bài viết

Tính chất của thuốc Y Học Cổ Truyền là gì?

Tính chất của thuốc Y Học Cổ Truyền là gì?

Hãy cùng Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng- Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội tìm hiểu về thuốc Y Học Cổ Truyền

Thưa Dược sĩ, tính năng của thuốc là gì?

Theo tin tức cho biết, tính năng dược vật là tác dụng dược lý của vị thuốc để điều chỉnh lại sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể.Tính năng của vị thuốc Y Học Cổ Truyền gồm khí vị, thăng giáng, phù trầm và bổ tả.

Tính chất của đông dược được quy định như thế nào?

Tính chất đông dược là gì?

Tính chất đông dược là gì?

Tính chất còn gọi là tứ tính gồm: hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lương (mát) Bốn loại tính chất này do sự phản ứng cơ thể khi dùng thuốc, mà nhận thấy.

Hàn lương thuộc âm; nhiệt, ôn, thuộc dương. Những thuốc hàn dương còn gọi là âm dược dùng để thanh nhiệt hoả, giải độc, tính chất trầm giáng chữa chứng nhiệt, dương chứng. Những thuốc ôn nhiệt còn gọi là dương dược để ôn trung, tán hàn, tính chất thăng phù để chữa chứng hàn, âm chứng.

Ngoài ra còn một số loại thuốc không rõ rệt tính chất hoà hoàn gọi là tính bình.

Vì vậy, muốn chữa bệnh và sử dụng thuốc đúng đắn, phải chẩn đoán bệnh xem thuộc chứng hàn hay chứng nhiệt, sau đó nắm chắc tính chất của thuốc để sử dụng. Chẩn đoán sai, dùng nhầm thuốc sẽ đem lại hậu quả không tốt cho người bệnh.

Thế còn về vị của dược thì như thế nào?

Thông qua vị giác mà nhận thấy vị: cay (tân), chua (toan), đắng (khổ) ngọt (cam), mặn (hàm) của vị thuốc. Ngoài ra còn vị đạm không có vị rõ rệt, nên có tài liệu ghi là lục vị.

– Vị cay (tân): có tác dụng bổ dưỡng để chữa các chứng hư, hoà hoãn để giảm cơn đau, bớt độc tính của thuốc hay giảm độc cơ thể khi dùng làm thuốc, điều hoà tính của các vị thuốc. như: Đẳng sâm, Hoàng kỳ bổ khí; Thục địa, Mạch môn bổ âm; Kẹo mạch nha chữa cơn đau dạ dày.

– Vị đắng (khổ): có tác dụng tả hạ và táo thấp dùng để chữa chứng nhiệt, chứng thấp, như: Hoàng liên, Hoàng bá thanh nhiệt trừ thấp chữa lỵ và ỉa chảy nhiễm trùng; Thương truật kiện kỳ táo thấp chữa ỉa chảy, đờm nhiều.

– Vị chua (toan): hay thu liễm, cố sáp, chống đau dùng để chữa chứng ra mồ hôi (tự hãn), ỉa chảy, di tinh. Như Kim anh, Sơn thù liễm mồ hôi, cố tinh, sáp niệu, Kha tử, Ngũ bột tử chữa ỉa chảy lâu ngày, sau trực tràng; Ô mai chữa đau bụng cho giun.

– Vị mặn (hàm): hay đi xuống, làm mềm nơi bị cứng hoặc các chất ứđọng cứng rắn (nhuyễn kiên), thường dùng chữa táo bón, lao hạch, viêm hạch; như: Mang tiêu (thành phần chủ yếu là Natrisulfat) gây nhuận tràng, tẩy.

– Vị đạm: hay thắng thấp, lợi niệu dùng chữa các chứng bệnh do thuỷ thấp gây ra (phũ thũng), như: Ý dĩ, Hoạt thạch có tác dụng lợi niệu.

Ngũ vị có quan hệ rất mật thiết với tứ khí, ngũ tạng, ngũ sắc, trên cơ sở này để định tác dụng của thuốc, tìm thuốc và bảo chế thuốc:

Quan hệ giữa khí và vị của vị thuốc như thế nào?

Khí và vị kết hợp với nhau thành tính năng thuốc, không thể tách rời ra được.

Có những thứ thuốc một khí nhưng kiêm mấy vị: như Quế chi tính ôn nhưng vị ngọt, cay; Sinh địa tính lạnh nhưng vịđắng, ngọt.

Vì vậy khi sử dụng thuốc trên lâm sàng phải nắm đồng thời kỳ và vị của thuốc. Thí dụ: nếi sốt do biểu nhiệt dùng thuốc tân lương giải biểu như Bạc hà, Sài hồ; nếu sốt do thực hiện dùng thuốc đắng lạnh (khổ hàn) như Hoàng liên, Đại hoàng; do hư nhiệt vì tân dịch hao tổn dùng thuốc ngọt lạnh (cam hàn) như Sinh địa: Huyền sâm.

Quan hệ giữa ngũ vị, ngũ sắc, ngũ tạng như thế nào?

Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ tạng như thế nào?

Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ tạng như thế nào?

Người xưa dựa vào quan hệ này để tìm cây thuốc, sơ bộ nhận xét về tác dụng lâm sàng: vị chua, sắc xanh vào can: vị ngọt, sắc vàng vào tỳ: vị cay, sắc trắng vào phế: vị đắng, sắc đỏ vào tâm: vị mặng sắc đen vào thận.

Quan hệ này chỉ đạo sự quy kinh của thuốc .

Nguồn: Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017