Các xác định tính chất của Dược liệu theo Đông y Dựa vào tính chất của dược liệu mà người ta xác định được nó sẽ dùng cho bệnh gì và đi vào cơ quan nào trong cơ thể. Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Hữu Định -giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về vấn đề này. Các bài thuốc Đông y chữa

Các xác định tính chất của Dược liệu theo Đông y

3265

Dựa vào tính chất của dược liệu mà người ta xác định được nó sẽ dùng cho bệnh gì và đi vào cơ quan nào trong cơ thể. Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Hữu Định -giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về vấn đề này.

Cách xác định tinh chất của Dược liệu theo Đông y

Cách xác định tinh chất của Dược liệu theo Đông y

Thưa bác sĩ, làm thế nào để xác định khả năng tác dụng của dược liệu đối với từng cơ quan?

Nội dung trong bài viết

Để xác định dược liệu ấy sẽ tác động đến cơ quan nào, trong Đông y người ta dùng thuật ngữ “quy kinh”. Quy kinh là tác dụng đặc biệt của các vị thuốc đối với các bộ phận khác nhau của cơ thể, tuy về tính năng dược vật (khí, vị, bổ, tả) có thể giống nhau, nhưng tác dụng chữa bệnh ở các vị trí lại khác nhau. Thí dụ: bệnh nhiệt phải sử dụng thuốc hàn lương, nhưng nhiệt ở phế, vị, đại tràng… khác nhau, phải sử dụng thuốc khác nhau.

Sự quy kinh của thuốc căn cứ vào đâu?

  1. Trên cơ sở : hệ kinh lạc và các trạng phủ để thể hiện sự quy kinh. Quy kinh là đem tác dụng của vị thuốc quan hệ với: lục phủ ngũ tạng và 12 kinh mạch, nói rõ tác dụng của vị thuốc đối với bệnh trạng của phủ, tạng, kinh lạc nào đó.

Theo kinh nghiệm thực tế lâm sàng, người xưa đã tổng kết một số các triệu chứng quy nạp thành hội chứng bệnh của từng kinh lạc, từng tạng phủ, sau đó nghiên cứu tác dụng của thuốc thấy nó tác dụng vào kinh lạc, tạng phủ nào.

Thí dụ: Cát cánh, Hạnh nhân chữa chứng ho hen thuộc bệnh của phế: Táo nhân vào tâm kinh vì nó tác dụng an thần: Cương tàm vào can vì chữa co giật.

  1. Sự quy kinh lấy lý luận ngũ hành làm cơ sở, đặc biệt là quan hệ giữa ngũ sắc, ngũ vị, ngũ tạng. Như cam thảo màu vàng vị ngọt chữa bệnh ở tỳ và vị: Mang tiêu mặn vàđen vào thận; Chu sa đắng và đỏ vào tâm…
  2. Căn cứ vào học thuyết kinh lạc về sự liên quan chặt chẽ giữa các đường kinh để thể hiện sự quy kinh:

– Sài hồ là vị thuốc chữa bệnh thuộc đởm kinh cũng có tác dụng chữa vào kinh can (sơ can giải uất, thanh can minh mục) vì can và đởm có quan hệ biểu lý về đường kinh và tạng phủ.

– Câu đằng là vị thuốc bình can tức phong chữa bệnh ở kinh can, cũng có tác dụng đến tâm bào lạc vì kinh can và kinh tâm bào lạc cũng là kinh quyết âm.

Dựa vào tính chất của dược liệu sẽ dùng cho bệnh gì và đi vào cơ quan nào

Dựa vào tính chất của dược liệu sẽ dùng cho bệnh gì và đi vào cơ quan nào

Cũng theo Bác sĩ Y học cổ truyển Nguyễn Hữu Định cho biết một số vị thuốc có nhiều tác dụng khác nhau, chữa nhiều bệnh khác nhau vì sự quy kinh của nó vào nhiều tạng phủ khác nhau như hạt Sen có tác dụng cầm ỉa chảy, cầm di tinh, an thần vì vào kinh tỳ, thận, tâm. Ô mai vào kinh phế, tỳ, can nên có tác dụng chữa ho, cầm ỉa chảy, chưa đau bụng giun. Có những vị thuốc vào cả 12 kinh như Cam thảo nên việc dùng rất rộng rãi và phổ biến (trong sách Thương hàn luận có 250 bài thuốc thì 120 bài có Cam thảo).

Khi nghiên cứu tác dụng của thuốc, nắm được sự quy kinh có thể giúp cho sự vận dụng tổng hợp các vị thuốc được chính xác, giải thích được sự phối hợp của các vị thuốc mà bản thân chúng nằm ở các chương khác nhau. Thí dụ: Bạch thược, Sài hồ hay phối hợp với nhau vì chúng đều quy vào kinh can (Sài hồ là thuốc giải biểu, Bạch thược là thuốc bổ âm).

Nguồn: Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017