Hỗ trợ và điều trị bệnh xương khớp hiệu quả nhờ cây dây đau xương Cây đau xương hay còn gọi là dây đau xương là cây thuốc có tác dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh về xương khớp rất hiệu quả Y học cổ truyền mách cha mẹ bài thuốc trị đái dầm cho trẻ YHCT Hà Nội mách bạn những bài thuốc thần kỳ từ côn

Hỗ trợ và điều trị bệnh xương khớp hiệu quả nhờ cây dây đau xương

1291

Cây đau xương hay còn gọi là dây đau xương là cây thuốc có tác dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh về xương khớp rất hiệu quả

Cây dây đau xương là bài thuốc hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh

CÙNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY ĐAU XƯƠNG

Nội dung trong bài viết

Tên khoa học: Tinospora sinensis, họ Biển bức cát.
Tên gọi khác: Dây đau xương, câu khoan cân đằng.

Đặc điểm về hình thái:

  • Cây đau xương là cây leo, dài khoảng 7 – 8m.
  • Lá cây đau xương có lông, đặc biệt ở mặt dưới làm nên có màu trắng nhạt. Có phiến lá hình tim, cuống tròn và hõm lại, đỉnh lá hẹp thành mũi nhọn. Lá có 5 gân rõ, dài từ 10 – 12 cm, rộng 8 – 10cm, tỏa hình chân vịt.
  • Hoa có lông măng màu trắng nhạt, mọc đơn độc hoặc thành chùm ở kẽ lá, có khi mấy chùm tụ lại. Chùm hoa dài khoảng 10cm.
  • Quả hạch, chín màu đỏ, có dịch nhầy. Hoặc có hình bán cầu, mặt phẳng bán cầu hõm lại.

Đặc điểm sinh thái của cây đau xương:

  • Cây đau xương sinh trưởng và phát triển nhanh, khỏe mạnh. Thường ra quả vào tháng 3–4.
  • Cây được phân bố ở: Mọc hoang nhiều ở vùng núi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ. Ở nước ta mọc nhiều ở vùng núi Tây Bắc.
  • Bộ phận dùng làm thuốc: Lá và thân.

CÔNG DỤNG CỦA DÂY ĐAU XƯƠNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÀ GÌ?

Theo Y học cổ truyền, dây đau xương có tác dụng trừ thấp, khu phong, mạnh gân hoạt cốt dùng để trị triệu chứng:

  • Bệnh phong tê thấp
  • Đau nhức xương khớp
  • Đau người
  • Bệnh đau dạ dày

Theo Y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra cây đau xương có các tác dụng:

  • Chữa đau nhức xương khớp.
  • Giảm đau mỏi cơ gân.
  • Trị thoái hóa xương khớp, đau mỏi vai gáy.
  • Điều trị tê bì chân tay, tràn dịch khớp gối.
  • Chấn thương tụ máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút.
  • Trị sốt rét kinh niên.

Nhà trường tuyển sinh đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền năm 2020

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO NÊN DÙNG?

Theo Giảng viên Y học cổ truyền Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cây dây đau xương thích hợp dùng cho những đối tượng sau:

  • Người bị đau nhức xương khớp, đau vau gáy.
  • Bệnh nhân bị bệnh gút, tràn dịch khớp dối.
  • Bị phong thấp, viêm khớp.
  • Chấn thương, tụ máu.
  • Người bệnh sốt rét.

Cách dùng bài thuốc dây đau xương:

  • Mỗi ngày dùng 15-30g sắc nước uống trong ngày.
    Khi điều trị đau nhức xương khớp có thể dùng thêm: Kê huyết đằng và cây Thiên niên kiện.

Liều lượng:

  • Mỗi vị 15g sắc uống trong ngày.

YHCT HƯỚNG DẪN DÙNG BÀI THUỐC TRỊ BỆNH

Cây dây đau xương thường dùng chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người, còn được dùng làm thuốc bổ. Dưới đây là cách sử dụng bài thuốc này trong điều trị bệnh như sau:

Bài thuốc 1: Dùng lá giã nhỏ. Sau đó trộn với rượu rồi đắp lên vị trí bị sưng đau. Đắp 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần đắp khoảng 30 hút.

Áp dụng bài thuốc này liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày, tình trạng đau nhức, sưng đau sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Bài thuốc 2: Sử dụng thân cây thái nhỏ rồi sao vàng. Hoặc dùng thân cây đã được phơi khô. Ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:5. Mỗi ngày uống 3 lần theo liều lượng 1 chén nhỏ/lần. Nếu người bệnh không uống được rượu có thể đem sắc lấy nước uống.

Sau khoảng 2 tuần, triệu chứng sưng đau, nhức mỏi giảm hẳn.

Qua bài viết trên, Giảng viên Y học cổ truyền Hà Nội muốn gửi tới bạn đọc những thông tin tham khảo về cây đau xương điều trị bệnh xương khớp. Tuy nhiên bệnh nhân cần thăm khám để có hướng điều trị được tốt nhất.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017