Cận thị là tật về mắt mà mọi người đều có nguy cơ mắc phải, theo Y học cổ truyền, cận thị do phần âm dịch, âm tinh suy tổn lâu ngày không bù đắp được.
Nội dung trong bài viết
- Bất ngờ với công hiệu từ món ăn bài thuốc chữa đau khớp
- Hé lộ những loại thực phẩm giúp bạn kéo dài tuổi thọ
- Củ cải trắng “thần dược mùa đông” và những lợi ích cho sức khỏe
Theo y học cổ truyền, cận thị do phần âm dịch, âm tinh suy tổn lâu ngày
Cận thị và cách nhìn nhận về cận thị của Đông y
Khi bị cận thị, bệnh nhân sẽ khó khăn khi nhìn các vật ở xa nhưng vẫn có thể thấy rõ các vật ở gần, đọc sách, sử dụng máy tính bình thường. Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc.
Theo nhận định của các Y sĩ Y học cổ truyền, cận thị là do phần âm dịch, âm tinh suy tổn lâu ngày không bù đắp lại được làm cho cơ thể suy mòn. Can âm không đủ để nuôi dưỡng mục hệ, thận âm không đủ để nuôi dưỡng thủy thần, thủy dịch bị thiếu nghiêm trọng do đó thị lực bị suy giảm không hoàn toàn khiến người bệnh phải nhìn thật gần, đồng thời nhanh mỏi mắt và mờ dần khi nhìn lâu. Có thể sử dụng các món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng cận thị một cách hiệu quả.
Một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị tật cận thị
Canh kỷ tử cá chép
Nguyên liệu: Cá chép 2kg, kỷ tử 10g
Cách chế biến: Làm sạch cá, bỏ nội tạng, cho vào nồi đổ vừa nước đung cùng kỷ tử thành canh.
Ăn thịt cá và uốc nước canh 15 ngày 1 liệu trình.
Trứng gà và sữa tươi
Nguyên liệu: Trứng gà 1 quả, sữa tươi 1 ly, mật ong 1 thìa
Trứng gà và sữa tươi hỗ trợ điều trị tật cận thị
Thực hiện: Đun nóng sữa, sau đó đập trứng gà vào đun sôi cùng, để nhỏ lửa. Khi trứng chín, bỏ ra, chờ cho ấm, thêm mật ong vào rồi ăn.
Mỗi ngày 1 lần ăn trong 10 ngày
Canh gan lợn trứng gà
Nguyên liệu: gan lợn 150g, trứng gà 1 quả
Thực hiện: Gan lợn rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi đảo qua dầu, thêm chút rượu trắng, rồi cho nước vào đun sôi. Sau đó đập trứng gà vào, thêm muối cho vừa miệng. Ăn 10 ngày 1 liệu trình.
Canh ngân nhĩ kỷ tử
Nguyên liệu: Ngân nhĩ 20g, kỳ tử 20g, hoa nhài 10g
Thực hiện: Đun các nguyên liệu trên cùng nhau thành canh để uống, mỗi ngày 1 lần, uống liên tục nhiều ngày.
Kỷ tử hầm gan lợn
Nguyên liệu: Kỷ tử 20g, gan lợn 300g, 1 chút dầu ăn, hành, gừng, đường cát, rượu trắng.
Thực hiện: Rửa sạch gan lợn, cho vào nồi cùng kỷ tử, cho vừa nước đun trong 1 giờ. Sau đó bỏ gan ra, thái miếng. Làm nóng chảo dầu trên bếp, rồi cho hành, gừng vào đảo cùng gan lợn đã thái miếng. Cho gan xào, nêm đường cát, rượu trắng vào canh.
Canh kỷ tử long nhãn
Nguyên liệu: Kỳ tử 10g, trần bì 3g, long nhãn khô 10 quả, mật ong 1 thìa.
Thực hiện: Giã kỳ tử cùng trần bì cho nhuyễn, sau đó cho vào nồi đun cùng long nhãn, cho vừa nước. Để sôi nửa tiếng, bỏ ra bát, thêm mật ong vào ăn như món điểm tâm. Ăn liên tục trong 15 ngày, nghỉ 2 – 3 ngày rồi lại làm tiếp liệu trình khác.
Món ăn bài thuốc với kỳ tử và long nhãn
Kỷ tử và long nhãn là 2 vị thuốc Đông y có tác dụng bổ Can và Thận vì vậy được đánh giá cao để hỗ trợ điều trị tật cận thị.
Cháo kỷ tử đậu tương
Nguyên liệu: 30g kỳ tử, đậu tương 100g
Thực hiện: Nấu các nguyên liệu trên cùng nhau thành cháo để ăn.
Nhìn chung các món ăn bài thuốc đều có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị tật cận thị. Tuy nhiên vẫn cần chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng các món ăn này để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com