Khế không chỉ là một loại cây cảnh, cây ăn quả được rất nhiều người ưa thích mà những bộ phận của cây khế còn là những vị thuốc quý chữa bệnh rất hiệu quả.
Nội dung trong bài viết
- Nấm kim châm và những món ăn bài thuốc Đông y
- Hai loại quả có tác dụng ngừa ung thư nên ăn thường xuyên
- Phương thuốc diệu kỳ mang tên đậu đen xanh lòng
Cây khế – loại cây quen thuộc
Cây khế là một loại cây được trồng từ rất lâu đời, xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Không chỉ cho những chùm hoa đẹp, quả ngon mà có nhiều cây còn có dáng thế có thể làm cảnh được nhiều người ưa chuộng.
Tác dụng của cây khế
Đông y gọi cây khế là Ngũ Tiêm Tử (có tên khoa học là Averrhoa carambolaL.) có nguồn gốc từ Sri Lanka. Hình ảnh cây khế trồng trước nhà với ý nghĩa gợi nhắc con cháu dù có đi đâu xa, dù ở phương trời nào cũng vẫn luôn nhớ về quê hương, cội nguồn. Bởi vậy mới có bài thơ:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người.”
Khế có hai loại chính là khế chua và khế ngọt. Cây khế có quả ngon, trồng khế trong sân vườn vừa có được bóng mát vừa có thể hái quả quanh năm. Hơn nữa, cây khế được trồng trong các chậu cảnh làm cây bonsai nghệ thuật. Có nhiều cây khế lâu niên với các gốc cổ thụ còn được trồng ở các khu sinh thái, biệt thự vừa đầy sức sống vừa sinh động.
Cây khế không chỉ làm cây cảnh mà còn là cây thuốc chữa bệnh rất hay.
Hơn nữa, ngoài làm cảnh cây khế còn có tác dụng chữa bệnh rất hay. Việc ăn khế có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cholesterol, giúp các bà mẹ cho con bú tăng tiết sữa, chữa ho cho trẻ em và khi rễ cây khế kết hợp với đường có thể làm thuốc giải độc cơ thể.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây khế bạn cần nên biết!
Theo Bác sĩ Y học Cổ truyền TPHCM Nguyễn Thanh Hậu cho biết: Trong Đông y quả khế có tính hàn, vị chua ngọt, không độc… là nguồn cung cấp vitamin A và C dồi dào, có thể ngăn ngừa bệnh ung thư, điều trị ho và có tác dụng như thuốc giải độc….
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây khế
Điều trị ho
Hoa khế ngọt hoặc đọt non của cây khế để điều trị ho cho trẻ em. Bạn dùng hoa khế hoặc đọt non của cây khế, rửa sạch, nhai nhỏ rồi nuốt có thể cho thêm một ít đường hoặc mật ong để giảm bớt vị đắng của khế.
Hoặc có thể lấy hoa khế phơi héo, sau đó tẩm gừng cho khô. Bỏ vào lọ dùng dần, dùng nước ấm pha và dùng như nước trà, uống liên tục trong nhiều ngày, điều trị ho rất hiệu quả.
Điều trị ho với hoa khế
Thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch
Nên ăn khế chấm với muối vào mùa nắng nóng nhất là sau khi lao động ngoài trời nắng nóng. Ăn khế có tác dụng bù nước, chấm với muối để bổ sung lượng chất khoáng bị mất đi. Hoặc bạn có thể làm khế muối để dùng dần bằng cách: cắt múi, ướp muối rồi phơi nắng.
Trị ngứa
Bạn Nguyễn Xuân Hoàng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đối với các bệnh ngoài da như dị ứng, ghẻ ngứa, lở loét bên ngoài… có thể dùng cành, lá khế sắc đặc, tắm hàng ngày. Không chỉ vậy, lá khế còn giúp nhổ lông vịt, gà, ngan…nhanh và sạch, không còn lông măng bằng cách: nấu lá khế với nước vôi trong rồi nhúng vịt, ngan, gà…vào và nhổ lông.
Tăng tiết sữa, lợi sữa
Bạn có thể dùng hạt khế, giã nát và sắc nước uống, rất có lợi cho những bà mẹ đang cho con bú bởi chúng có những đặc tính riêng giúp tăng tiết sữa hiệu quả.
Lợi sữa cho nhiều bà mẹ đang cho con bú
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Bác sĩ Dương Trường Giang – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Để có thể chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết, bạn có thể dùng 16g lá khế sắc với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g lấy nước uống hằng ngày.
Trị tóc bạc sớm
Rửa sạch 150g khế chua, ép lấy nước rồi hòa nước khế với 200ml nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần rất có hiệu quả trong việc điều trị tóc bạc sớm.
Không chỉ vậy, cây khế còn có tác dụng chữa các bệnh khác như: Chữa nhức đầu, đi tiểu ít, chữa ngộ độc nấm, chữa bí tiểu, đau tức bàng quang, trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo….
Tuy khế có nhiều công dụng chữa bệnh tốt, nhưng những người bị suy thận, sỏi thận và những người đang điều trị chạy thận vì trong khế có chứa caramboxin và hàm lượng axit oxalic cao. Có thể gây nấc, buồn nôn, nôn…. cho những người bị suy thận.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com