Những bài thuốc y học cổ truyền chữa trị bệnh viêm phế quản Vào những đợt thay đổi thời tiết, trái gió trở trời con người thường hay mắc bệnh viêm phế quản. Tùy từng người sẽ bị nặng hay nhẹ. Vậy trong y học cổ truyền có những bài thuốc nào chữa trị bệnh viêm phế quản Chữa bệnh tăng huyết áp bằng các bài thuốc y

Những bài thuốc y học cổ truyền chữa trị bệnh viêm phế quản

1759

Vào những đợt thay đổi thời tiết, trái gió trở trời con người thường hay mắc bệnh viêm phế quản. Tùy từng người sẽ bị nặng hay nhẹ. Vậy trong y học cổ truyền có những bài thuốc nào chữa trị bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết

Bệnh viêm phế quản là bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết

Bệnh viêm phế quản là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm lớp niêm mạc của các ống phế quản – các ống mang có chức năng dẫn không khí đến và đi từ phổi.Tùy theo mức độ của bệnh cũng như thời điểm phát bệnh mà người ta phân chia viêm phê quản thành hai loại chính đó là: Viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Bệnh thường gặp vào mùa đông với biểu hiện ho, ho có đờm kéo dài, khó thở, mệt mỏi… Để chấm dứt tình trạng trên, Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một số bài thuốc y học cổ truyền chữa trị như sau:

Bài 1: Rễ cây trà 100g, gừng 50g, mật ong đủ dùng. Rễ cây trà và gừng sắc lấy nước, đổ mật ong khuấy đều. Mỗi lần uống 20ml, ngày uống 2 lần. Công dụng: nhuận phổi, trừ đờm, ngăn ho.

Bài 2: Ma hoàng 1,5g, lê 1 quả bỏ hạt cho ma hoàng vào, đem chưng cách thuỷ, ăn lê và uống nước, mỗi buổi tối dùng một lần. Dùng cho bệnh nhân ho nhiều, khó khạc đờm.

Bài 3: Thịt dê 500g, tiểu mạch 60g, gừng tươi 9g. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ hầm thành cháo loãng, khi chín nêm muối vừa ăn, chia thành hai phần dùng buổi sáng sớm và chiều tối.

Bài 4: Quả lê 500g, ý dĩ nhân 100g, đường phèn 100g. Rửa sạch ý dĩ nhân, ngâm nước, vớt ra để ráo. Lê bỏ hạt, cắt nhỏ, cho cả ba thứ vào nồi với 1 lít nước nấu thành cháo. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần ăn lúc nóng.

Bài 5: Vỏ quýt tươi lấy khoảng 30g, gạo lức khoảng 100g. Đem vỏ quýt rửa sạch rồi lấy một lượng nước vừa đủ, cho vỏ quýt vào đun bỏ bã rồi cho gạo đã vo sạch, nấu cháo loãng. Ngày ăn một bát chia 2 lần.

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm phế quản

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm phế quản

Bài 6: Cá diếc 250g, bột trần bì 30g, đường đỏ 20g.

Cách thức thực hiện: Đem rửa sạch cá, nhét trần bì và đường đỏ vào bụng cá đem hấp cách thuỷ, ăn cả nước và cái, mỗi ngày một lần, ăn trong 3 ngày liền.

Bài 7: Các vị thuốc Đông y bao gồm: Củ gừng 6g; hạnh nhân 10g, tang bạch bì 10g; đảng sâm 30g; đại táo 7 quả; sữa bò tươi 200ml, gạo tẻ 100g.

Cách thực hiện: Ngâm hạnh nhân, bóc bỏ lớp ngoài vỏ, vớt ra để ráo, tán nhuyễn hòa vào sữa bò, lọc lấy nước. Đảng sâm, tang bạch bì, gừng, táo, sắc lấy nước, cho gạo vào nấu cháo. Khi cháo chín, đổ nước hạnh nhân vào khuấy đều. Ăn khi đói. Công dụng: Thanh phế, hạ khí, giảm ho, ngăn suyễn.

Bài 8: Phổi lợn 150 – 200g, lá chanh 15g. Đem 2 thứ rửa sạch, thái phổi lợn từng miếng vừa đủ sau đó bỏ vào nồi đun chín. Nêm gia vị cho dễ ăn.

Bài 9: Bách hợp 100g, đường trắng 50g. Rửa sạch bách hợp cho vào nồi cùng đường trắng, nước vừa đủ, đun khoảng 1 giờ thấy chín nhừ là được. Ăn trong ngày. Tác dụng: bổ âm, dưỡng phế, bổ tâm, trừ phiền.

Nếu bạn yêu thích Y học cổ truyền muốn trở thành Lương Y, hãy đăng ký học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền 2018 tại: Trường Trung cấp Y khoa Pasteur: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Phường Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP. Hà Nội. Điện thoại tư vấn tuyển sinh trực tiếp: 024.6296.6296 – 09.8259.8259

Nguồn: Cao đẳng Dược sưu tầm




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017