Chữa bệnh tăng huyết áp bằng các bài thuốc y học cổ truyền Sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền giúp việc điều trị bệnh tăng huyết áp đạt hiệu quả cao hơn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa tăng huyết áp nên dùng. Các bài thuốc Đông y chữa bệnh rụng tóc hiệu quả Điều trị đau dạ dày hiệu quả bằng thuốc

Chữa bệnh tăng huyết áp bằng các bài thuốc y học cổ truyền

2290

Sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền giúp việc điều trị bệnh tăng huyết áp đạt hiệu quả cao hơn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa tăng huyết áp nên dùng.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh tăng huyết áp

Bài thuốc Đông y chữa bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim… làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Theo bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Định cho biết: Hầu hết những người bị tăng huyết áp không có biểu hiện triệu chứng nào cả và thậm chí họ còn không biết mình bị bệnh, vì vậy tăng huyết áp được gọi là “Kẻ giết người thầm lặng”.

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh tăng huyết áp

Theo các Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, những người bị bệnh tăng huyết áp có thể sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền dưới đây.

Bài 1: Hạ khô thảo 20g, thịt lợn nạc 50g. Cách làm: Thịt lợn thái mỏng, cho vào nồi cùng hạ khô thảo, thêm nước, đun nhỏ lửa, nấu chín ăn. Mỗi ngày ăn hai lần vào bữa cơm.

Bài 2: Mộc nhĩ trắng 10g, mộc nhĩ đen 10g, gạo tẻ 50-100g, đường phèn vừa đủ. Cách làm: Ngâm mộc nhĩ cho nở ra, bỏ núm ở đế cuống, thái thành miếng nhỏ nấu với gạo tẻ thành cháo, khi chín cho đường phèn vào ăn hết trong ngày.

Bài 3: Lá dâu tươi 20g, thịt trai sông 50g, nấm hương 20g, hành củ khô 2 củ, gạo tẻ 100g. Cách làm: Lá dâu, nấm hương và thịt trai làm sạch, thái nhỏ, hành khô đập dập. Cho tất cả vào nồi nấu cháo ăn hàng ngày có tác dụng hạ huyết áp tốt.

Bài 4: Sắn dây tươi 50g, sa sâm 20g, mạch đông 20g, gạo tẻ 60g. Cách làm: Rửa sạch sắn dây tươi, thái thành lát mỏng, cho nước vào xay cùng với sa sâm và mạch đông, gạn lấy bột, phơi khô. Cho bột này vào cháo gạo để ăn trong 1 ngày. Có thể làm một lượng lớn loại bột trên để ăn dần, ăn thường xuyên.

Bài 5: Đậu đỏ 30g, đậu đũa 30g, táo đỏ 10-15 quả. Cách làm: Cho tất cả vào nồi cùng lượng nước vừa đủ để nấu chín mềm nguyên liệu. Hằng ngày dùng món này vào lúc sáng sớm khi bụng đói hoặc dùng trước khi đi ngủ. Dùng liền trong một tháng.

Chữa tăng huyết áp bằng bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người sử dụng

Chữa tăng huyết áp bằng bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người sử dụng

Bài 6: Bột ngô lượng vừa đủ, xa tiền tử 15g, gạo tẻ 60g. Cách làm: Xa tiền tử gói lại, đem nấu lấy nước, bỏ bã, có thể cho thêm lượng nước vừa phải vào nấu cháo với gạo tẻ. Bột ngô ngâm nước lạnh cho nở ra sau đó cho vào cháo nấu chín nhừ ăn hằng ngày.

Bài 7: Hải sâm 30g, đường phèn 30g. Cách làm: Hải sâm nấu chín nhừ, rồi cho đường phèn vào, nấu sôi lại thì tắt bếp. Dùng trước bữa ăn trưa.

Bài 8: Quyết minh tử 20g, cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g. Cách làm: Dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã. Gạo tẻ 100g nấu cháo, cháo được thì cho nước sắc thuốc vào thêm 15g đường trắng, đun sôi đều, chia 2 lần ăn trong ngày. Không dùng cho người bị tiêu chảy.

Bài 9: Cá diếc 1 con, lá dâu 20g. Cách làm: Cá diếc làm sạch, lá dâu thái chỉ. Cho cả hai thứ vào nồi thêm nước và gia vị vừa đủ nấu canh ăn hằng ngày.

Bạn yêu thích Y học cổ truyền muốn trở thành Lương Y bạn hãy đăng ký học Trung cấp Y học cổ truyền 2018 tại:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Phường Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017