Thảo dược Hoàng kỳ – Vị thuốc đông y cho bệnh thận mạn Hoàng kỳ đã được sử dụng từ lâu đời trong y học Trung Quốc để chữa các bệnh về suy giảm hệ miễn dịch. Là một vị thuốc quý cho bệnh thận mạn, mọi người cùng theo dõi bài viết dưới nhé! B.s Y học cổ truyền chia sẻ lợi ích tuyệt vời từ quả khế

Thảo dược Hoàng kỳ – Vị thuốc đông y cho bệnh thận mạn

559

Hoàng kỳ đã được sử dụng từ lâu đời trong y học Trung Quốc để chữa các bệnh về suy giảm hệ miễn dịch. Là một vị thuốc quý cho bệnh thận mạn, mọi người cùng theo dõi bài viết dưới nhé!

Vị thuốc hoàng kỳ được dùng nhiều trong các bài thuốc

Tìm hiểu về dược liệu hoàng kỳ

Nội dung trong bài viết

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Hà Nội, Hoàng kỳ là rễ sấy/ phơi khô của cây hoàng kỳ (Astragalus membranaceus) hoặc cây hoàng kỳ Mông cổ (Astragalus mongolicus Bunge) cũng thuộc họ Đậu/ Cánh bướm.

Cây hoàng kỳ là thực vật thân thảo, sống lâu năm. Cây mọc thẳng đứng, cao khoảng 60 – 70cm, thân cây phân thành rất nhiều nhánh. Lá mọc so le, dạng kép lông chim, trung bình mỗi lá kép gồm khoảng 15 – 25 lá chét. Lá chét có phiến hình trứng, có lông trắng ở trên trục lá.

Hình ảnh cây thuốc hoàng kỳ sau khi bào chế

Một số bài thuốc và món ăn chữa bệnh từ cây thuốc hoàng kỳ

Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng tiêu thũng, sinh cơ, cố biểu, mạnh gân xương, ích vệ và lợi thủy. Những bài thuốc sử dụng vị thuốc này như sau:

Bài thuốc trị phong thấp, cơ thể nặng, ra nhiều mồ hôi, sợ gió và mạch phù

  • Chuẩn bị: Táo 1 trái, gừng 4 lát, bạch truật 30g, cam thảo 20g, phòng kỷ 40g và hoàng kỳ 40g.
  • Thực hiện: Để gừng và táo riêng, đem các vị còn lại tán bột. Đem 20g sắc với sừng và táo, dùng uống trong ngày.

Bài thuốc chữa chứng sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung

  • Chuẩn bị: Chim câu 1 con, hoàng kỳ 60g và kỷ tử 30g.
  • Thực hiện: Đem hầm chín, nêm nếm gia vị và dùng ăn khi nóng.

Bài thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt, tiểu nhiều lần, bí tiểu, tiểu ít nhưng vẫn có cảm giác buồn tiểu

  • Chuẩn bị: Cá chép 1 con khoảng 250g và hoàng kỳ 30g.
  • Thực hiện: Hầm chín, thêm gia vị và ăn nóng. Mỗi tuần ăn 2 lần.

Cháo hoàng kỳ tẩm bổ và phục hồi cơ thể sau khi phẫu thuật

  • Chuẩn bị: Nếp 200g, hoàng kỳ 30g, đường đen 20g, a giao 30g.
  • Thực hiện: Đem a giao giã nát, cho vào chảo sao vàng, tán mịn và để riêng. Dùng hoàng kỳ nướng khô, thái phiến và cho vào nồi cùng với nếp nấu thành cháo. Nêm thêm đường đen và bột a giao, đun thêm vài phút thì tắt bếp và ăn nóng.

Bài thuốc trị chứng suy nhược, dễ bị cảm, đầu óc hay quên, tức ngực, hồi hộp

  • Chuẩn bị: Nấm hương 150g, gừng tươi 15g, hoàng kỳ 30g, hành 20g.
  • Thực hiện: Đem sơ chế nguyên liệu và để ráo. Cho dầu vừng vào nồi, để dầu nóng, do gừng, hành và thịt gà vào xào chín. Thêm ít muối và rượu đảo cho thấm gia vị, sau đó cho nấm và một lượng nước vừa đủ vào. Đun sôi với lửa nhỏ trong 30 – 60 phút. Cho nấm hương và thịt gà ra đĩa, tiếp tục têm cải bẹ vào nước canh, đun sôi và dùng ăn kèm với gà.

Lưu ý và thận trọng khi dùng vị thuốc hoàng kỳ

  • Hoàng kỳ ghét Bạch tiễn bì và Miết giáp, sợ vị Phòng phong.
  • Cấm dùng cho trường hợp hư chứng, thực chứng và âm hư hỏa vượng.

Bài viết đã tổng hợp một số tác dụng dược lý, món ăn và bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc hoàng kỳ. Nếu có ý định sử dụng dược liệu này để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, bạn nên tham vấn y khoa để kiểm soát rủi ro và tác dụng phụ phát sinh.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017