Đẳng sâm thường được sử dụng để điều trị suy nhược cơ thể, viêm phế quản, ho lâu ngày và các chứng bệnh do khí huyết hư suy. Nhờ có dược liệu này mà có thể thay thế cho nhân sâm trong một số bài thuốc bổ khí.
- Cây ngũ sắc vị thuốc đông y chữa viêm xoang, phục hồi vết thương
- B.s Y học cổ truyền chia sẻ lợi ích tuyệt vời từ quả khế
- Thầy thuốc giới thiệu các loại kháng sinh tự nhiên giúp phòng trị bệnh
Đẳng sâm là vị thuốc quý được dùng trong nhiều bài thuốc
Đặc điểm của cây đẳng sâm
Nội dung trong bài viết
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Hà Nội, Đẳng sâm là cây thân thảo, mọc leo bằng thân quấn và sống lâu năm. Thân cây màu có màu tím sẫm, phần ngọn không có lông, riêng các phần khác có lông thưa. Đẳng sâm thường mọc bò trên mặt đất hoặc mọc leo vào những cây lớn. Lá mọc cách, phiến hình tròn hoặc hình trứng, màu xanh hơi ngả vàng, mép nguyên. Mặt dưới lá có màu trắng xám, nhẵn bóng hoặc có lông rải rác.
Hoa đẳng sâm mọc ở nách lá, hoa hình chuông, 5 cánh và có màu xanh nhạt. Lúc sắp rụng, hoa chuyển thành màu vàng gồm có 5 nhụy và 5 thùy. Quả hình chùy tròn, đầu ngắn và nứt ra khi chín, bên trong chứa nhiều hạt nhẵn bóng màu nâu.
Rễ của cây có hình trụ, phát triển, đường kính có thể đạt đến 1.5 – 2cm, lúc tươi có màu trắng và khi phơi khô chuyển thành màu vàng. Đây là bộ phận được sử dụng để làm thuốc.
Tác dụng của đẳng sâm theo Đông y
Theo Đông y, đẳng sâm có tác dụng sinh tân chỉ khát, ích khí, bổ trung, thanh phế và dưỡng huyết. Dược liệu này thường được dùng để chữa các chứng bệnh sau:
- Khí huyết đều suy, tỳ vị hư yếu có các biểu hiện như thoát giang, tiêu chảy mãn tính, ăn uống kém, cơ thể suy nhược và không có sức.
- Trị thiếu máu mãn tính, các bệnh ở tụy tạng, bệnh bạch huyết
- Trị trường vị trung lãnh, hư lao, khí suyễn, mồ hôi tự ra
- Băng huyết và các chứng bệnh thai sản
Dược liệu đẳng sâm được dùng nhiều trong các bài thuốc thang và thuốc hoàn toàn. Ngoài ra, dược liệu này còn được dùng để chế biến các món ăn, trà, rượu ngâm bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh thường gặp. Liều dùng khuyến cáo: 6 – 30g/ ngày.
Đẳng sâm có thể dùng thay thế cho nhân sâm trong các bài thuốc bổ khí
Tác dụng của đẳng sâm theo y học hiện đại
Dược liệu đẳng sâm đã được nghiên cứu qua nhiều thực nghiệm lâm sàng. Hiện nay, vị thuốc này đã được khoa học công nhận một số tác dụng sau:
Đẳng sâm có tác dụng cải thiện sức khỏe
Theo nghiên cứu, đẳng sâm có tác dụng nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch tương tự như nhân sâm nhưng yếu hơn. Các thực nghiệm trên súc vật và chuột đều nhận thấy, dược liệu này có thể tăng khả năng thích nghi của súc vật đối với môi trường, chống mệt mỏi, điều hòa hoạt động của vỏ não,…
Hơn nữa theo kinh nghiệm từ y học cổ truyền, đẳng sâm mang lại hiệu quả trong các bài thuốc bổ khí huyết. Do đó hiện nay, thảo dược này được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị chứng suy nhược ở người cao tuổi.
Phòng ngừa loét niêm mạc đường tiêu hóa
Thực nghiệm trên súc vật bị gây loét bao tử với 4 loại hình (gây loét bằng axit acetic, loét do thắt môn vị, gây viêm và loét do kích thích) đều nhận thấy, đẳng sâm có khả năng bảo vệ niêm mạc và phòng ngừa tình trạng viêm loét rõ rệt.
Tác dụng điều hòa huyết áp
Thực nghiệm trên thỏ, chó và mèo nhận thấy, cao lỏng và chiết xuất cồn từ đẳng sâm đều có tác dụng hạ áp trong thời gian ngắn, tăng lượng máu tuần hoàn đến nội tạng, chi dưới, bão bộ và tăng cường độ co bóp của tim.
Tác dụng tạo máu
Đảng sâm đã được chứng minh có hiệu quả làm tăng số lượng hồng cầu trong máu, làm giảm số lượng tế bào lâm ba và số lượng bạch cầu. Vì vậy từ lâu, vị thuốc này đã được dùng trong các trường hợp huyết hư. Hiện nay, tác dụng bổ huyết của đẳng sâm đã được nghiên cứu, chứng minh qua nhiều thực nghiệm và được ứng dụng phổ biến trên lâm sàng.
Một số tác dụng khác
Ngoài ra, đẳng sâm còn có một số công dụng khác như:
- Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể
- Ức chế thần kinh, làm giảm cảm giác buồn ngủ
- Giảm ho, kháng viêm
- Kháng khuẩn (hiệu quả trên tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, phó trực khuẩn đại tràng,…)
- Tăng tiết sữa mẹ
Theo thầy thuốc cho biết, Đẳng sâm là vị thuốc quý, có thể dùng thay thế cho nhân sâm trong một số trường hợp. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng lạm dụng dược liệu quá mức. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng ngoại ý, nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc và món ăn từ vị thuốc này.