Trong y học cổ truyền, đau mạn sườn thuộc chứng ”hiếp thống”, cần điều trị sớm và đúng cách, nhằm tránh những hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra.
- Thầy thuốc đông y hướng dẫn điều trị bệnh quai bị từ hạt gấc
- Thầy thuốc đông y chia sẻ bài thuốc từ các bộ phận của cây sung
Đau mạn sườn
Nguyên nhân gây đau mạn sườn
Nội dung trong bài viết
Theo thầy thuốc YHCT – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, do can khí uất kết gặp các tác nhân bên ngoài như lạnh, hay lao động quá sức làm cho can khí không được thư thái, cân mạch không được nuôi dưỡng, thiếu điều đạt gây đau.
Ngoài ra, huyết dịch ứ đọng, lưu thông không tốt cản trở đến công năng sơ tiết điều đạt của can; can đởm không hỗ trợ tương tác lẫn nhau làm quan hệ tạng phủ mất thăng băng, ứ trệ cũng là nguyên nhân khiến mạn sườn đau nhức.
Bài thuốc y học cổ truyền tiêu giao tán trị đau mạn sườn
Bệnh có triệu chứng tiêu biểu như đau hai mạn sườn, ngực sườn đầy tức, mắt đỏ, mặt nóng đỏ, hay cáu gắt, miệng đắng, đại tiện thất thường khi táo khi lỏng. Theo thời gian, khí uất hóa hỏa phiền nóng, khô miệng, răng đau, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
Phương pháp điều trị: Sơ can giải uất, kiện tỳ, dưỡng huyết.
Dùng bài thuốc: Đương qui 16g, bạch linh 16g, bạch truật 16g, bạch thược 16g, sài hồ 12g, bạc hà tươi 12g, sinh khương 8g, cam thảo 6g.
Cách dùng: Bảy vị trên (trừ bạc hà) cùng nước 1600ml, sắc còn 600ml cho bạc hà vào sắc còn 250ml. Chia đều 4 phần, uống trong ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sao giòn, tán bột mịn bài thuốc trên, mỗi lần uống 10g với nước sắc sinh khương, bạc hà.
Bài thuốc có tác dụng điều trị các chứng can uất huyết hư sinh ra mạn sườn đầy tức, họng khô, đau đầu hoa mắt, mệt mỏi, chán ăn hoặc kinh nguyệt không đều, hàn nhiệt vãng lai, mạch huyền, hai vú căng tức.
Bài thuốc đông y trị đau mạn sườn an toàn, hiệu quả
Hướng dẫn gia giảm bài thuốc, ứng dụng trong điều trị
Cao đẳng Y học cổ truyền – dẫn nguồn từ báo SK&ĐS:
– Trường hợp khí trệ sườn đau nặng bỏ bạch truật gia hương phụ để hành khí, giảm đau.
– Trường hợp can uất huyết hư, mạch huyền hư, bụng đau trước kinh, bài thuốc gia thêm thục địa hoặc sinh địa để tăng cường dưỡng huyết hòa vinh, gọi là bài Hắc tiêu giao tán .
– Trường hợp sốt về chiều, can uất huyết hư phát sốt, hoặc tự ra mồ hôi hay ra mồ hôi trộm, hồi hộp, đầu đau mắt mờ, bứt rứt, miệng khô, má đỏ, hoặc kinh nguyệt không đều, bụng dưới nặng, bụng đau, tiểu tiện khó và đau, dùng bài thuốc cần thêm chi tử, đơn bì để sơ can thanh nhiệt gọi là bài Đơn chi tiêu giao tán.
– Trường hợp vùng gan đau nhiều, viêm gan mạn tính, người mệt mỏi, ăn ít thuộc chứng can uất tỳ hư dùng bài tiêu giao tán bỏ sinh khương, bạc hà, gia đảng sâm, hải phiêu tiêu để hòa can bổ tỳ.
Mặc dù bài thuốc trên đã được ứng dụng trong điều trị đau mạn sườn, tuy nhiên đây không phải là căn bệnh đơn giản. Bạn chỉ nên tham khảo những thông tin trên và đến ngay bệnh viện, phòng khám đông y uy tín đến tiến hành kiểm tra và tiến hành điều trị sớm để đạt hiệu quả cao nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Nguồn: Báo SK&ĐS – Y học cổ truyền