Đau răng là căn bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
- Thầy thuốc đông y hướng dẫn điều trị bệnh quai bị từ hạt gấc
- Thầy thuốc đông y chia sẻ bài thuốc từ các bộ phận của cây sung
TOP bài thuốc đông y điều trị đau răng dễ thực hiện
Tìm hiểu nguyên nhân gây đau răng
Nội dung trong bài viết
Theo y học hiện đại, vấn đề đau răng thường gặp nhất bao gồm sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng,… Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ nhiều yếu tố, việc tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả.
Trong Đông y, đau răng được gọi là “nha thống”. Bệnh có thể tự nhiên xảy ra hoặc tái phát từng đợt. Nguyên nhân gây “nha thống” có thể do bên ngoài (yếu tố ngoại nhân) như sau khi ăn thức ăn không hợp, gặp gió lạn… hoặc do nguyên nhân bên trong cơ thể (yếu tố nội nhân) gây nên, thầy thuốc YHCT – giảng viên Trường Cao đẳng Y Sĩ Đa khoa cho biết.
Trong đó, nguyên nhân bên ngoài gây đau răng chủ yếu do sức đề kháng suy giảm, cơ thể suy yếu, tác nhân gây bệnh xâm nhập và lưu trú tại vùng lợi và chân răng mà sinh bệnh. Trong đó nguyên nhân bên trong có thể do hư hỏa, âm dịch hư tổn làm bọng răng đau nhức khó chịu, thậm chí gây sốt hoặc sưng tấy ở một hoặc cả hai bên hàm răng.
Bài thuốc y học cổ truyền chữa đau răng đơn giản
Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc được Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur được trích dẫn từ báo SK&ĐS. Cụ thể, có 6 bài thuốc để bạn có thể lựa chọn bao gồm:
Bài 1: Chuẩn bị 7 cây bồ công anh đã rửa sạch, ngâm vào 60ml rượu trắng trong 24 giờ. Sau đó súc miệng bằng rượu, ngày súc miệng 3-5 lần.
Bài 2: Lấy thịt của quả kha tử, đặt vào chỗ răng đau, sau đó cắn chặt. Người bệnh sẽ thấy tình trạng đau giảm dần.
Vị thuốc kha tử
Bài 3: Chuẩn bị củ riềng, lá lốt, bạch chỉ, tế tân, liều lượng bằng nhau 20g. Sau đó đem tất cả các vị trên đem tán nhỏ thành bột, ngâm với rượu hoặc cồn trong 7-10 ngày. Sau đó chiết lấy nước thuốc. Khi dùng dăm tăm bông chấm thuốc đặt vào chỗ đau.
Bài 4: Chuẩn bị ruột cây chuối 50g, sắc với 300 ml nước gạo, sắc còn 150 ml uống ngay sau khi vừa sắc.
Bài 5: Chuẩn bị 2 quả trứng vịt muối cùng 100g hẹ, sau đó đem sắc và uống khi đói bụng.
Bài 6: Chuẩn bị hoa cúc áo tán nhỏ, ngâm rượu ngậm; hoặc ngậm hoa hoặc lá tươi của hoa cúc, có thể nuốt chút nước.
Hi vọng những bài thuốc y học cổ truyền trên sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng đau răng một cách nhanh nhất và an toàn nhất. Đây là căn bệnh thường gặp nên bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên cũng như khám răng miệng định kỳ để được cán bộ y tế sớm phát hiện tình trạng xấu của sức khỏe răng miệng cũng như tư vấn các giải pháp khắc phục.
Lưu ý: Người bệnh không tự ý áp dụng các bài thuốc trên khi chưa có hướng dẫn từ thầy thuốc/bác sĩ, đồng thời những thông tin trên không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của thầy thuốc/bác sĩ.
Nguồn: Báo SK&ĐS – Y học cổ truyền