Vị thuốc đông y Bồ hòn được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đông y trị bệnh rất hiệu quả. Đặc biệt nó còn có tác dụng tiêu đờm, nhuận phế và sát trùng, thảo dược này còn được dùng trong bài thuốc trị hắc lào, lở loét da, người bị ho có đờm, viêm amidan,…
-
Cây Vông nem: Vị thuốc đông y giúp điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả
-
Tìm hiểu những thông tin cần biết về cây thuốc quý Liên kiều
Hình ảnh cây bồ hòn
Tìm hiểu những thông tin cần biết về vị thuốc đông y Bồ hòn
Nội dung trong bài viết
Các cách gọi tên của vị thuốc đông y Bồ hòn
- Tên gọi khác của Bồ hòn là: Bòn hòn, Vô hoạn.
- Tên khoa học của vị thuốc đông y Bồ hòn: Sapindus saponaria L.
- Vị thuốc đông y Bồ hòn thuộc họ: Bồ hòn (danh pháp khoa học: Sapindaceae)
Những đặc điểm nhận biết vị thuốc đông y cây bồ hòn
Vị thuốc đông y Bồ hòn là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 5 – 10m, một số cây có thể phát triển cao đến 13m. Cây bồ hòn thường rụng lá vào mùa khô, lá mọc so le dạng kép lông chim, mỗi lá gồm có khoảng 4 – 6 đôi lá chét mọc đối xứng nhau. Phiến lá của cây bồ hòn có gân nổi rõ ở cả hai mặt, mép nguyên, đầu nhọn và gốc hơi lệch.
Cây thuốc đông y bồ hòn có hoa mọc thành cụm ở đầu cành, hoa nhỏ và có màu lục nhạt. Quả của vị thuốc này hình cầu, vỏ ngoài dày, có màu vàng nâu khi chín, bên trong chứa hạt tròn, màu nâu đen. Cây bồ hòn thường ra hoa vào tháng 7 – 9 và sai quả vào tháng 10 – 12.
Người ta thường lấy vỏ quả, rễ, lá, hạt và vỏ rễ của cây bồ hòn sử dụng để làm thuốc trị bệnh.
Những nơi phân bố của vị thuốc đông y Bồ hòn
Cây thuốc quý bồ hòn được phân bố rải rác ở những vùng á nhiệt đới và nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia và Srilanca. Ở nước ta, đây là loài thực vật mọc nhiều ở những vùng núi trung du như Tuyên Quang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Nghệ An, Yên Bái, Phú Thọ,…
Thành phần hóa học của vị thuốc đông y Bồ hòn
Bên trong quả bồ hòn có chứa nhiều saponin (khoảng 18%), các saponin trong dược liệu này đều có dược tính mạnh như Sapindosid A, B, E, E1, C, Y2, X, Y,… Ngoài ra hạt của bồ hòn còn chứa 9 – 10% dầu béo.
Tính vị và quy kinh của vị thuốc đông y Bồ hòn
Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, rễ và quả bồ hòn có vị rất đắng, tính mát, đặc biệt rễ hơi có độc. Chính vì vậy vị thuốc này thường quy vào kinh Tỳ và Phế.
Thầy thuốc đông y chia sẻ một số bài thuốc trị bệnh từ Bồ hòn
Bài thuốc đông y điều trị viêm amidan, viêm họng gây nuốt đau, ho và ứ đờm
Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng vỏ quả bồ hòn đồ chín.
Cách thực hiện bài thuốc: Khi tiến hành làm bài thuốc này, hãy đem dược liệu đã chuẩn bị phơi khô rồi tán thành bột mịn, sau đó người bệnh dùng một ít bột thổi vào họng.
Bài thuốc đông y điều trị chứng sốt cao, khó thở và ho do cảm mạo
Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng rễ bồ hòn.
Cách thực hiện bài thuốc: Khi tiến hành làm bài thuốc điều trị chứng sốt cao, khó thở và do cảm mạo, người bệnh hãy sắc rễ bồ hòn lấy nước để uống.
Bài thuốc đông y điều trị đau nhức răng, hôi miệng, sâu răng
Chuẩn bị nguyên liệu: Dùng hạt bồ hòn.
Cách thực hiện bài thuốc: Khi thực hiện bài thuốc này hãy giã nát, thêm nước sạch vào và vắt lấy nước. Người bệnh dùng dịch vắt súc miệng, nên thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ thấy triệu chứng của bệnh được thuyên giảm dần.
Bài thuốc đông y giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang
Chuẩn bị nguyên liệu: Cần chuẩn bị rễ bồ hòn, mẫu kinh, lá cây sanh và cây bạc đầu mỗi vị 15g.
Cách thực hiện bài thuốc: Để thực hiện bài thuốc đông y giúp trị bệnh viêm xoang hãy đem sắc với 500ml nước, khi còn lại một nửa nước thuốc thì dừng lại. Khi sử dụng người bệnh hãy chắt lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày nhé.
Theo chia sẻ từ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền, khi có ý định sử dụng bài thuốc uống từ Bồ hòn, người bệnh nên tìm gặp thầy thuốc để được gia giảm liều lượng thích hợp với tình trạng bệnh lý của mình nhé.