Hà thủ ô trong YHCT tốt cho người can thận âm hư Theo YHCT, hà thủ ô vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn, vào các kinh can và thận; ẩn chứa nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe, đặc biệt tốt cho người can thận âm hư. Y học cổ truyền trị viêm đường hô hấp bằng bài thuốc dân gian Hướng dẫn món

Hà thủ ô trong YHCT tốt cho người can thận âm hư

2165

Theo YHCT, hà thủ ô vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn, vào các kinh can và thận; ẩn chứa nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe, đặc biệt tốt cho người can thận âm hư.

Hà thủ ô trong YHCT tốt cho người can thận âm hư

Hà thủ ô còn biết đến là với cái tên dạ hợp, giao đằng,… Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson., họ rau răm (Polygonaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây hà thủ ô. Theo YHCT, hà thủ ô vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn, vào các kinh can và thận. Tác dụng dưỡng huyết bổ âm, bổ can thận, giải độc, nhuận tràng thông tiện.

Y sĩ YHCT Hà Nội cho hay, hà thủ ô thường được dùng cho người huyết hư, can thận âm hư, đau lưng mỏi gối ù tai điếc tai, đau đầu hoa mắt chóng mặt, râu tóc bạc sớm, huyết trắng, trĩ xuất huyết, bệnh mạch vành, mỡ máu cao, di tinh, táo bón, hội chứng lỵ mạn tính, sốt rét, lao hạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Liều dùng12 – 60g. Kinh nghiệm của các thầy thuốc y học cổ truyền cho hay, bổ huyết thì dùng hà thủ ô chế; nhuận tràng thông tiện thì dùng hà thủ ô sống. Liều dùng: 12 – 60g.

Bài thuốc trị bệnh có hà thủ ô

Hà thủ ô được ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị khác nhau. Trong đó có những bài thuốc Y học cổ truyền mà bạn có thể tham khảo dưới đây:

– Bổ huyết, an thần, dùng cho người lo lắng, mất ngủ, huyết hư, râu tóc bạc sớm: Hà thủ ô chế 12g, quy bản 12g, bắc sa sâm 12g, bạch thược 12g, long cốt 12g. Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang.

– Trị chứng mất ngủ, buồn bực, mộng mị: Hà thủ ô 12g, đan sâm 12g, trân châu mẫu 60g. Sắc uống ngày 1 thang.

Vị thuốc Hà thủ ô

– Trị thiếu máu, đầu váng, mắt hoa, tăng huyết áp, chân tay tê cứng: Hà thủ ô chế 12g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g, bạch thược 12g, sa uyển tật lê 12g, hy thiêm thảo 12g, hạn liên thảo 12g, ngưu tất 12g, tang ký sinh 12g. Sắc uống ngày 1 thang

– Tác dụng ích thận, cố tinh: Dùng bài thuốc Thất bảo mỹ nhiệm đơn: Hà thủ ô chế 20g, bạch linh 12g, ngưu tất 12g, đương quy 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 12g, câu kỷ tử 12g, kỷ tử 12g. Tất cả đem tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Liều dùng mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần uống, chiêu bằng nước muối loãng. Dùng trong trường hợp gan thận đều yếu, lưng và đầu gối đau nhức buốt, phụ nữ khí hư, di tinh.

– Đối với trường hợp sốt li bì triền miên, hại đến chân âm: Dùng bài thuốc hà thủ ô sống 60g, đậu đen 20g, sài hồ 12g. Tất cả sắc với nước, đem phơi sương 1 đêm, sáng hôm sau hâm lại uống.

Theo giảng viên Trung cấp Y học cổ truyển Hà Nội Nguyễn Hữu Định, hà thủ ô còn dùng là thuốc nhuận tràng, thông tiện, trị các chứng tân dịch khô, chứng huyết hư nên đại tiện bí (hà thủ ô tươi 30 – 60g. Sắc uống); hay phối hợp cùng với tang ký sinh, nữ trinh tử để chữa tăng huyết áp do xơ vữa mạch máu. Nếu dùng hàng ngày còn có thể chữa chứng tinh trùng yếu, tinh loãng.

Tuy nhiên với những người tỳ hư, thể đàm thấp, đại tiện lỏng không được dùng. Đặc biệt tại Việt Nam, ngoài hà thủ ô đỏ thì giới y học cổ truyền còn dùng rễ của cây hà thủ ô trắng (dây sữa bò, hà thủ ô Nam), thuộc họ thiên lý để làm thuốc bổ máu (tuy nhiên chưa có tài liệu nghiên cứu chi tiết), chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét, phụ nữ sau đẻ mà không có sữa.

Để an toàn sức khỏe bản thân, bạn vẫn nên tìm đến các thầy thuốc y học cổ truyền uy tín để có thể khám và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, chính người bệnh cũng phải tuân thủ liệu pháp điều trị để đạt được hiệu quả cao nhất.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017