Y học cổ truyền chỉ ra những vị thuốc phụ nữ có thai không nên dùng Do tác dụng thông kinh hoạt huyết của thuốc y học cổ truyền mà việc sử dụng không thận trọng có thể dẫn đến những tổn thướng đối với sức khỏe mẹ và bé. Hà thủ ô trong YHCT tốt cho người can thận âm hư Hướng dẫn món ăn bài thuốc dành cho người

Y học cổ truyền chỉ ra những vị thuốc phụ nữ có thai không nên dùng

1934

Do tác dụng thông kinh hoạt huyết của thuốc y học cổ truyền mà việc sử dụng không thận trọng có thể dẫn đến những tổn thướng đối với sức khỏe mẹ và bé.

Y học cổ truyền chỉ ra những vị thuốc phụ nữ có thai không nên dùng

Việc dùng thuốc đông y với những vị thuốc tốt cho thai nhi vẫn được thầy thuốc YHCT sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc đông y hay tây y đều phải hết sức thận trọng để không ảnh hưởng đến thai nhi. Vừa uống vừa theo dõi cơ thể xem có gì khác lạ không. Khi có bất cứ dấu hiệu gì khác thường cần báo ngay với thầy thuốc để được xử lý kịp thời.

Theo Bác sĩ y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, do tác dụng thông kinh hoạt huyết của Đông dược nên những vị thuốc dưới đây không nên dùng cho phụ nữ có thai:

Nhóm thuốc giải biểu

Nội dung trong bài viết

Thuyền thoái: vị mặn tính hàn, tác dụng tán giải biểu, phong nhiệt, giải độc, chữa sốt cao, co giật, trấn kinh an thần, chống viêm.

Quế chi: vị cay ngọt, tính ấm,  tác dụng ấm kinh thông mạch, ấm thận, tán hàn chủ trị cảm mạo phong hàn, giải biểu, làm thông dương khí, thuốc có tác dụng hành huyết, hành thuỷ, giảm đau trong các chứng bế kinh, ứ huyết.

Nhóm thuốc thanh nhiệt

Bạch mao căn: vị ngọt, tính hàn, tác dụng tư âm, thanh trừ nhiệt độc có trong cơ thể, tiêu ứ huyết, thanh nhiệt. Làm lương huyết, chỉ huyết trong trường hợp chảy máu cam, ho ra máu, đái ra huyết.

Mẫu đơn bì: vị đắng, tính hơi hàn, tác dụng lương huyết làm thanh huyết nhiệt, thanh nhiệt, trị thổ huyết ban chẩn, chảy máu cam, hoa mắt đau đầu, thanh can nhiệt chữa chứng sườn đau tức, đau bụng kinh.

Nhóm thuốc ho

Thường sơn: vị đắng, tính hàn, hơi có độc, quy vào ba kinh Phế, Tâm, Can. Vị thuốc có tác dụng làm cho đờm nôn ra, tiêu đờm, làm hết  bĩ tích, bứt rứt khó chịu.

Bán hạ: vị cay, là vị thuốc hoá đàm hàn, tác dụng trừ đàm, ráo thấp, chỉ ho dùng trong các chứng đàm thấp, giáng nghịch, ho nhiều đàm chữa viêm khí quản mạn tính, tiêu phù giảm đau, chỉ nôn, giải dộc.

Nhóm thuốc bình can, an thần khai khiếu, tức phong

Băng phiến: kết tinh từ tinh dầu đại bi, vị cay đắng, tính hơi hàn, tác dụng tỉnh thần,  khai khiếu, trị mắt đau đỏ, tiêu tán màng mộng.

Toàn yết: vị mặn, hơi cay, tính bình, tác dụng chỉ kinh chữa các bệnh trúng phong, làm tắt phong, uốn ván, hoạt lạc thông kinh, giảm đau, điên giản chân tay co quắp, giải độc chữa sang lở mụn nhọt. Không dùng toàn yết cho người huyết hư, phụ nữ có thai.

Xạ hương: có vị cay, tính ấm, tác dụng trong chứng kinh phong, hôn mê, điên giản,  trúng phong.

Nhóm thuốc hành khí

Chỉ thực: vị đắng, tính hàn, tác dụng phá khí tiêu tích dùng khi ứ trệ, đại tiện bí kết tỳ hư, lồng ngực đầy tức, ngực bụng đầy trướng, ăn không tiêu, lỵ lâu ngày, giảm đau, khó thở do ho nhiều đàm.

Hậu phác: vị cay, tính ấm, tác dụng hoá thấp, hành khí, giảm đau chữa Tỳ, Vị hàn thấp khí trệ, ăn uống không tiêu, ngực bụng đầy trướng.

Đào nhân: vị đắng, ngọt, tính bình, tác dụng hoạt huyết khử ứ chữa các bệnh về kinh nguyệt hoặc sau đẻ ứ huyết. Làm nhuận tràng, thông tiện, chống viêm, giảm đau. Tuy nhiên, do tác dụng hoạt huyết, khử ứ dễ làm sẩy thai.

Ngưu tất: vị đắng chua, tính bình, tác dụng thông kinh hoạt lạc, hoạt huyết, chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều. Làm kiện cốt, thư cân, điều trị các chứng về khớp, nhất là khớp chân. Bên cạnh đó còn có chỉ huyết, thông lâm, lợi niệu, hạ áp, chống viêm, giải độc. Người có thai không nên dùng do tác dụng hoạt huyết và tăng co bóp tử cung của thuốc.

Vị thuốc Ngưu tất

Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội cũng lưu ý đến các vị thuốc khác không nên dùng cho phụ nữ mang thai bao gồm: huyền hồ: hồng hoa, ích mẫu, nhũ hương, hoa hoè.

Nhóm thuốc tả hạ

Mang tiêu: vị cay đắng, mặn, tác dụng thanh tràng thông tiện, dùng trong trường hợp bị đại tràng bí kết, chứng vị tràng thực nhiệt.

Khiên ngưu tử: vị đắng, tính hàn, có độc, tác dụng tả hạ điều trị chứng đại tiểu tiện bí kết, trục thuỷ, trị giun đũa, thuốc còn sát trùng,.

Đại hoàng: vị đắng, tính hàn, tác dụng thông tiện, thanh tràng, giải độc, tả hoả, trục ứ thông kinh.

Thông thảo: vị ngọt, tính lạnh, tác dụng lợi thuỷ, tiêu thuỷ thũng, thanh thấp nhiệt dùng lợi tiểu, thông kinh bế ở phụ nữ, gây co tử cung, thúc đẻ nhanh, chữa chứng tắc tia sữa.

Thương lục: là thuốc trục thuỷ, tả hạ, sát trùng vị đắng, tính hàn, có độc, dùng chữa mụn nhọt sưng phù đau đớn hoặc trị giun.

Phan tả diệp: vị cay, đắng. Làm kiện vị, tả tích trệ, tiêu thực, bụng trướng to, chữa thuỷ thũng. Tác dụng thanh tràng, thông tiện chữa chứng nhiệt tích lại làm cho đại tràng bí kết, táo bón

Theo học Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội, bạn sẽ được các giảng viên giới thiệu rõ hơn về các vị thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Từ đó có thể giúp các học viên nâng cao hiểu biết và ứng dụng trong công việc tư vấn đến công đồng. Là đối tượng nhạy cảm nên bản thân những phụ nữ mang thai cũng cần chủ động trong việc khám sức định kỳ để có thể kịp thời phát hiện và khắc phục những bất thường đang diễn ra trong cơ thể.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017