Hoa hòe được nhiều người truyền tai nhau sử dụng làm nước uống hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến tác dụng thực sự của nó.
Nội dung trong bài viết
- YHCT chỉ bài thuốc chữa ít sữa, tắc sữa sau sinh
- Vị thuốc an thai, dưỡng huyết cho bà bầu – Bạch truật
- Cùng tìm hiểu lá vông nem và một số bài thuốc chữa bệnh
Đặc điểm của cây hoa hòe
Hoa hòe hay còn được gọi là hòe hoa, hòe mễ, có tên khoa học là Sophora japonica thuộc họ đậu Fabaceae, là loại cây được trồng lâu đời tại một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc hay một số nước Đông Nam Á. Ở nước ta, hòe hoa được trồng nhiều ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Nghệ An và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Hòe hoa thuộc nhóm cây thân gỗ, có chiều cao khoảng 5- 10m, lá kép lông chim, mọc so le, có khoảng 7 -17 lá chét trên mỗi lá. Hoa hòe có hình cánh bướm màu vàng mọc thành từng bông, quả hòe hơi cong, hạt giống hạt đậu đen. Hoa hòe nở vào tháng 5- 8, mùa có quả vào tháng 9 -10. Người ta có thể dùng hoa hòe hoặc quả hòe để làm thuốc nhưng phổ biến hơn cả là dùng hoa.
Tác dụng của hòe hoa
Theo đông y, hòe hoa có vị đắng, tính lạnh, có nhiều tác dụng chữa bệnh như hạ mỡ máu, chống viêm, chống co thắt, chống loét, chống tiêu chảy, hạ huyết áp, chữa đau mắt. Đông y cũng dùng hòe hoa với tác dụng cầm máu, lương huyết…Theo tây y, trong hoa hòe có chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin, kaemferol, glucosid, rutin. Rutin là chất có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, tăng tính bền thành mạch nên có tác dụng cầm máu rất tốt.
- Tác dụng lương huyết, cầm máu: với những thành phần có tác dụng chống oxy hóa, đặc biệt là tác dụng của rutin, hòe hoa có tác dụng cầm máu rất tốt trong các trường hợp chảy máu cam, đi ngoài ra máu, ho ra máu…nếu như sao đen tồn tính thì tác dụng này còn mạnh hơn. Đặc biệt hoạt chất rutin trong hòe hoa còn được chiết để sản xuất thuốc điều trị trĩ chảy máu. Nếu như có hòe hoa tại nhà, có thể dùng để điều trị rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, vì dùng cả thuốc tự nhiên nên cần phải kiên trì điều trị. Khi lựa chọn hòe hoa để điều trị cũng cần dùng hoa chưa nở thì sẽ đảm bảo dược chất còn lại nhiều trong hoa. Có thể kết hợp hòe hoa với các loại thảo dược khác có tác dụng cầm máu như hoa kinh giới, lá trắc bách, chỉ xác, phơi khô, dùng mỗi loại 15g, tán thành bột, mỗi lần uống lấy 8g pha với nước ấm để uống, ngày 2 -3 lần. Với tác dụng cầm máu, hòe hoa cũng có tác dụng tốt cho phụ nữ bị rong kinh. Dùng 40g hòe hòa kết hợp với 20g thảo sương, đem sao vàng, tán bột, mỗi lần lấy 10hg pha với nước uống, sử dụng liên tục trong 5 ngày sẽ có hiệu quả.
- Tác dụng hạ huyết áp: hòe hoa có tác dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao cũng như làm giảm các triệu chứng của huyết áp cao như đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt. Để hỗ trợ hạ huyết áp có thể dùng hòe hoa hãm dưới dạng trà, kết hợp với một số loại thảo mộc khác. Hoặc muốn tăng tác dụng có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, kết hợp hòe hoa với tang ký sinh, hạ khô thảo, xuyên khung, địa long.
- Tác dụng chữa mất ngủ: bên cạnh việc giúp ngủ ngon hơn do giảm tác dụng phụ của hạ huyết áp, hòe hoa cũng có chứa glucose, glucosid giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng mất ngủ. Dùng 40g hòe hoa, sao tới khi nụ hòe hoa chuyển snag màu vàng thì đem sấy hoặc phơi trong bóng râm rồi tán thành bột. Mỗi lần lấy 4g bột, hãm với nước sôi, uống một ngày 2 lần, tốt nhất nên uống trước khi đi ngủ 1 tiếng.
Trong các bài thuốc Y học cổ truyền cũng khuyến cáo những người tỳ vị hư hàn với những triệu chứng như ăn kém, đại tiện phân lỏng, đau bụng khi gặp lạnh… không nên dùng hoa hòe.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com