Khám phá bài thuốc hay từ quả cà Quả cà không chỉ là thức phẩm mang đến những món ăn khoái khẩu mà còn là vị thuốc có tác dụng trị ho, các bệnh ngoài da, tác dụng nhuận tràng,… Thầy thuốc đông y hướng dẫn điều trị bệnh quai bị từ hạt gấc Thầy thuốc đông y chia sẻ bài thuốc từ

Khám phá bài thuốc hay từ quả cà

638

Quả cà không chỉ là thức phẩm mang đến những món ăn khoái khẩu mà còn là vị thuốc có tác dụng trị ho, các bệnh ngoài da, tác dụng nhuận tràng,…

Quả cà

Quả cà

Trong y học cổ truyền, các loại cà được gọi chung là Ải qua, Giã tử, Nuy qua. Tên khoa học là Solanum milogena L

Trong dân gian, cà pháo còn gọi là cà ghém do hay được ăn ghém và là món ăn đưa cơm được nhiều người yêu thích.

Tác dụng quả cà trong Đông y

Nội dung trong bài viết

Theo Trung dược học bản thảo và các sách khác, quả cà có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, trị thũng thấp độc, ho lao, trừ chưng hà (hòn cục trong bụng), giảm đau, tán huyết tiêu viêm. Trong Thực liệu bản thảo có ghi rằng, quả cà có tác dụng trị ngũ tạng hao tổn. Trong khi, sách Thực kinh viết: Cà có công dụng làm ích khí lực, chữa cước khí… và nhiều chứng bệnh khác, trang Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ báo SK&ĐS.

Người dân Nigeria cũng có nhiều kinh nghiệm dùng cà tím trị phụ nữ hay có chứng đau bụng hay trị bệnh phong thấp, họ lấy cà khô thái nhỏ với quả me chín lượng bằng nhau, cho vào 1 lít nước đun sôi nhỏ lửa. Đun trong nửa giờ, uống nước bỏ bã.

Trong khi đó, y học cổ truyền Hàn Quốc dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau trị viêm dạ dày, sưng khớp.

Bài thuốc y học cổ truyền hay từ quả cà

Bài 1: Trị bệnh đường tiêu hóa, trị bệnh trĩ: Cà pháo già sao vàng, tán mịn. Mỗi lần dùng 8g, hòa nước pha dấm loãng để uống. Uống ngày 3 lần.

Bài 2: Trị phụ nữ huyết hư, da vàng: Cà pháo già bổ ra phơi khô trong bóng râm, tán mịn. Mỗi lần uống 8g với ít rượu hâm nóng. Ngày 2 lần, uống dài ngày.

Khám phá bài thuốc hay từ quả cà

Khám phá bài thuốc hay từ quả cà

Bài 3: Trị đàm nhiệt, táo bón, viêm phế quản cấp: Cà tím 500g thái dọc, tỏi 3 củ nghiền nhuyễn, gừng tươi 4 lát. Trộn nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách thủy.

Bài 4: Trị ho lâu ngày: Cà pháo tươi 60g nấu chín, cho mật ong vừa đủ nấu lại. Ngày ăn 2 lần.

Bài 5: Trị hoàng đản (viêm gan vàng da): Cà tím trộn gạo nấu cơm ăn trong 5-7 ngày là một liệu trình.

Bài 6: Trị các bệnh về da, côn trùng đốt chống sưng, không làm mủ và cầm đau nhức: Cà pháo tươi giã nát, cho vào một ít đường đắp vào chỗ đau.

Bài 7: Trị chảy máu chân răng, nứt đầu vú, chín mé ở tay: Cà pháo đốt thành than, tán nhỏ lấy bôi vào nơi tổn thương.

Bài 8: Chữa đau dạ dày,  đau thắt lưng, bế kinh, đau răng: Rễ cà pháo 15g, sắc uống.

Bài 9: Chữa mụn nhọt: Tai quả cà đun kỹ lấy nước uống.

Tuy nhiên, do cà pháo tính hàn, hơi độc nên khi phối hợp với các thức ăn hàn nên ăn kèm các gia vị có tính ôn ấm như: tỏi, ớt, sả, giềng,… người mới ốm dậy, sức khỏe yếu không nên dùng, thầy thuốc – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.

Lưu ý, những thông tin trên mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc/bác sĩ. Hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn để hạn chế tác dụng phụ cao nhất.

Nguồn: Báo SK&ĐS – Y học cổ truyền




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017