Những ưu điểm và sự tiến bộ vượt trội của nền Y học hiện đại cứu sống rất nhiều người nhưng vẫn chưa thể thay thế Y học cổ truyền trong điều trị bệnh mạn tính.
Nội dung trong bài viết
- Sơ cứu cho bệnh nhân bị rắn cắn vô cùng hiệu nghiệm bằng cây mã đề
- Khám phá những lợi ích của cây Ráy mang lại đối với sức khỏe con người
- Náo loạn về cây thuốc quý hiếm có khả năng trị bệnh ung thư
Y học cổ truyển không thể bị thay thế trong điều trị bệnh mạn tính
Những ca khó mà y học hiện đại phải bó tay, khi bệnh nhân tìm đến Y học cổ truyền vẫn có thể chữa khỏi. Đây là ưu điểm của Y học cổ truyền trong điều trị các bện mạn tính.
Ưu điểm của Y học cổ truyền trị bệnh mạn tính
Nhiều bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, mắc di chứng liệt nửa người sau khi chữa trị bằng các phương pháp y học cổ truyền như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu đã dần phục hồi chức năng và trở lại bình thường.
Lương y Đặng Minh Tâm, giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền chia sẻ: “Nếu y học hiện đại sử dụng các máy móc và trang thiết bị để giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và điều trị cấp tốc trong những trường hợp cấp cứu thì Y học cổ truyền lại có thể giúp người bệnh mang di chứng trở lại cuộc sống bình thường”.
Lấy một dẫn chứng cụ thể, chứng bí tiểu thường xuất hiện ở bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân uống thuốc tân dược chưa chắc đã hiệu quả, nhưng nếu áp dụng phương pháp châm cứu trong Y học cổ truyền sẽ sớm bình thường trở lại.
Nguồn gốc tự nhiên, không tác dụng phụ
Các loại thuốc trong là thảo dược có nguồn gôc từ thiên nhiên. Đa số các bài thuốc Y học cổ truyển đã được sử dụng và trải nghiệm lâu đời và sàng lọc qua từng thế hệ. Vì vậy các bài thuốc độc hại hay thiếu an toàn đều bị đào thải.
Nguồn gốc từ tự nhiên nên các vị thuốc rất ít tác hại, có tác dụng tương đối ôn hòa. Chỉ cần sử dụng đúng cách thì sẽ đạt được nhiều hiệu quả rõ rệt. Nhiều vị thuốc có thể dụng dụng trong một thời gian dài mà không gây độc hại cho cơ thể và không xuất hiện hiện tượng kháng thuốc. Đây chính là ưu điểm vượt trội của những vị thuốc có nguồn gôc từ thảo dược.
Các vị thuốc trong Y học cổ truyển có nguồn gôc tự nhiên, không tác dụng phụ
Nhiều bài thuốc Y học cổ truyền không chỉ giúp trị bệnh mạn tính mà còn có tác dụng cân bằng âm dương. Có bài thuốc thần kì đến mức nền y học hiện dại cũng không thể giải thích được.
Cần kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền
Các bệnh viên đa khoa nên có khoa Y học cổ truyền. Điều này mang lại lợi ích cho người bệnh vì không phải chỉ mình y học hiện đại là có thể chữa trị lành bệnh cho bệnh nhân. Song y học cổ truyền cũng không thể tự thân làm được điều này. Cần kết hợp giữa Y học cổ truyền và y học hiện đại trong công tác khám chữa bệnh cho các bệnh nhân.
Ưu điểm của nền “y học thuốc ta” là vận dụng sáng tạo triết học cổ phương đông vào chẩn trị. Vì thế, các thầy thuốc đông y luôn có cách nhìn người bệnh toàn diện, từ đó có sự điều chỉnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhằm khắc phục bệnh tật; rất phù hợp với yêu cầu phòng trị nhiều bệnh lý mạn tính hiện nay.
Hầu hết bác sĩ tại các bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền cho rằng thảo dược rất có giá trị trong chữa bệnh mạn tĩnh, tuy không thể thấy ngay được hiệu quả nhưng không có cách bồi bổ sức khỏe hoặc chữa trị nào bền vững mà lại ít gây tác hại như những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo được. vì vậy bệnh nhân điều trị lâu dài bằng thuốc Đông y có thể hoàn toàn yên tâm.
Y học hiện đại nhờ ứng dụng những thành quả công nghệ khoa tiên tiến của nhân loại với các trang thiết bị hiện đại, các hóa dược mạnh, có thể chẩn đoán, can thiệp, điều trị kịp thời, có hiệu quả cao các bệnh lý cấp cứu, ngoại khoa, cấp tính, truyền nhiễm… thậm chí nếu cần thiết có thể cấy ghép, thay thế các bộ phận bệnh lý.
Kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại để điều trị cho người bệnh mạn tính
Tuy nhiên, hạn chế của y học hiện đại lại chính là việc người bệnh, thậm chí cả thầy thuốc dễ bị rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc. Các dược chất bị lạm dụng vốn chưa từng có trong tự nhiên, xa lạ với cơ thể con người, đã và đang gây nhiều tác hại cho sức khỏe nhân loại…
Chính vì thế, để đạt mục tiêu nâng cao sức khỏe, an toàn, hiệu quả, hiện đại, dễ tiếp cận trong khám chữa bệnh, xu hướng của các nước là kết hợp hai nền y học một cách toàn diện, chặt chẽ. Kết hợp hai nền y học chính là một bước nâng cao của quá trình kế thừa, trong quá trình kết hợp mỗi nền y học cần chọn lọc, giữ lại những phần tinh hoa, loại bỏ, hạn chế những phần độc hại, lạc hậu, để xây dựng một nền y học thực sự vì con người, cho con người.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com