Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra nhiều vấn đề về ngành y học cổ truyền cần giải quyết, trong đó cần chú trọng phát triển Y học cổ truyền, chuẩn hóa trình độ lương Y, khuyến khích theo học Y sĩ Y học cổ truyền.
- Hành nghề Đông Y phải có bằng Trung cấp Y học cổ truyền
- 3 điểm khác biệt lớn nhất giữa Y sĩ đã Khoa và Y học cổ truyền
- Địa chỉ đào tạo Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM đạt chuẩn?
Ngành Y học cổ truyền cần được quan tâm và chú trọng phát triển
60.000 Lương Y chưa được cấp phép hành nghề
Nội dung trong bài viết
Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Công Định cho biết một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang, Viện Y dược học dân tộc ngày càng thu hút bệnh nhân, năm 2015 gần 172.000 lượt khám bệnh ngoại trú, 249 giường bệnh nội trú đến 2016 đạt 186.000 lượt khám ngoại trú, 270 giường nội trú… các cơ sở khám chữa bệnh này ngày càng được bệnh nhân tin tưởng.
Tuy nhiên, Bác sĩ cũng nhìn thẳng vào những hạn chế, đó là công tác quản trị vẫn còn chưa giải quyết được vấn đề thực tiễn; ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu; chuyên ngành y học cổ truyền với thực tiễn nguồn nhân lực chưa đáp ứng; cơ sở vật chất không đảm bảo.
Theo BS Huỳnh Nguyễn Lộc, một trong những nguyên nhân sâu xa khiến ngành y học cổ truyền vẫn còn những hạn chế như trên là do trong nội bộ ngành Y học Việt Nam vẫn còn khoảng cách với ngành Y học cổ truyền, nhiều nơi vẫn chưa biết đến y học cổ truyền. Nhân lực đầu ra của ngành y học cổ truyền không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xã hội cả về chất và lượng. Bác sĩ không vững về y dược học cổ truyền; chưa có đào tạo điều dưỡng, dược sĩ y học cổ truyền; thực trạng đào tạo nhân lực Y sĩ Y học cổ truyền còn thiếu và yếu, đặc biệt bậc đơn giản nhất như Trung Cấp cũng không có mấy trường đào tạo chất lượng như trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Hiện nay lực lượng thầy thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là hội viên Hội Đông y đã phủ khắp 322 phường xã, nếu có chính sách, chủ trương nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ thì đây sẽ là lực lượng bổ sung rất tốt cho đội ngũ Y Bác sĩ cả nước. Theo BS Nguyễn Công Định, nhu cầu điều trị bằng y học cổ truyền trong dân là rất lớn nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn trong chuyển tuyến giữa các cơ sở y học hiện đại với y tế y học cổ truyền.
Bên cạnh những khó khăn mà BS Nguyễn Công Định trình bày, BS Lê Hùng – Chủ tịch Hội Đông Y – cho rằng, hiện nay, nhân sự ngành y học cổ truyền còn hạn chế. Nó trái ngược với mong muốn “phủ” thêm lương y vào các trạm y tế phường, xã. Nhân sự thì ít mà việc cấp giấy phép hành nghề cho lương y thì còn đang tranh cãi. Hiện nay, có đến 90% (khoảng 60.000) lương Y trên cả nước chưa được cấp giấy phép hành nghề dù có học hành đàng hoàng, dù bài thuốc gia đình có hiệu quả như nào. Nhiều lương y không có giấy phép hành nghề đã phải ngậm ngùi tạm dừng công việc của mình.
Chuẩn hóa trình độ ngành Y học cổ truyền
Phương hướng chuẩn hóa trình độ Lương Y trong ngành Y học cổ truyền
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đồng tình với những quan điểm trên. Bộ trưởng cho rằng các cơ sở khám-chữa bệnh phải có y học cổ truyền. Bộ Y tế rất muốn phát triển ngành y học cổ truyền để người dân phải tin và nhiều người chữa bệnh bằng phương pháp này hơn. Để ngành y học cổ truyền dễ đi vào dân hơn, ngành y học cổ truyền cần kết hợp với y học hiện đại. Theo đó, dù khám-chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền thì vẫn cần có đơn vị chẩn đoán chụp Ct, M-ray. Quy trình đóng thuốc cần được công nghệ hóa, thuốc cần đóng gói in nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng.
Tháo gỡ nhân sự cho ngành y học cổ truyền, Bộ trưởng giao quyền cho Sở Y tế TP phối hợp với Hội Đông y hoặc các trường Trung cấp nghề để đào tạo lại ngành y học cổ truyền, cấp chứng chỉ hành nghề cho những lương y đã qua học tập và thực hành. Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, các trường Đại học, Cao đẳng Y phải chú trọng đào tạo điều dưỡng riêng cho ngành y học cổ truyền. Bởi điều dưỡng ngành này mang đặc thù riêng, không thể giống với điều dưỡng viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng của y học hiện đại.
Tuyển sinh và đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền cấp chứng chỉ hành nghề sau 10 tháng
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác đào tạo nhân lực Y học cổ truyền chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu theo học đông đảo của nhiều người, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh đào tạo ngành Y sĩ y học cổ truyền bậc Trung cấp với thời gian đào tạo chỉ từ 10 tháng, sau khi tốt nghiệp sẽ được dự thi liên thông trình độ Bác sĩ đại học theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg.
Thời gian đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền như sau:
Chương trình đào tạo 36 tháng: Áp dụng với đối tượng đã tốt nghiệp THCS. Học viên sẽ được học chương trình bổ sung văn hóa THPT song song cùng chương trình đào tạo Trung cấp Y sĩ y học cổ truyền.
Chương trình đào tạo 27 tháng: Áp dụng với đối tượng đã học xong chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp. Học viên sẽ được học chương trình bổ sung văn hóa 3 tháng song song cùng chương trình đào tạo Y sĩ y học cổ truyền.
Chương trình đào tạo 24 tháng: Áp dụng với đối tượng đã tốt nghiệp THPT hoặc BTVH.
Chương trình đào tạo 12 tháng: Áp dụng với đối tượng đã có bằng Trung cấp các nhóm ngành ngoài nhóm ngành sức khỏe như sư phạm, kế toán, xây dựng…
Chương trình đào tạo 10 tháng: Áp dụng với đối tượng đã có bằng Trung cấp các nhóm ngành sức khỏe như: Y sĩ đa khoa, Điều dưỡng đa khoa, Trung cấp Dược, Kỹ thuật phục hình răng…
Tuyển sinh Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Tư vấn tuyển sinh: 09.8258.8258 hoặc 09.8259.8259