Vị thuốc đông y Ô dược được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đông y và mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Để tìm hiểu những bài thuốc từ Ô dược, mọi người cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
-
Mách bạn một số bài thuốc đông y giúp điều trị bệnh từ Dạ cẩm
-
Điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa từ những bài thuốc Đông y
Vị thuốc đông y Ô dược có tác dụng hành khí, chỉ thống và tán phong hàn
Thầy thuốc đông y chia sẻ một số bài thuốc trị bệnh từ Ô dược
Nội dung trong bài viết
- Tên gọi khác của vị thuốc đông y Ô dược là: Bàng kỳ, Thai ô dược, Thổ mộc hương, Kê cốt hương, Bàng tỵ, Thiên thai ô dược, Ô dược nam, Cây dầu đắng,…
- Tên khoa học của vị thuốc đông y Ô dược: Lindera myrrha Merr.
- Tên dược: Radix lindera strychnifolia.
- Vị thuốc đông y Ô dược thuộc họ: Long não (danh pháp khoa học: Lauraceae).
Bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ một số bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc đông y Ô dược như sau:
Bài thuốc trị bàng quang hư hàn, thận dương bất túc gây tiểu nhiều và đái dầm
- Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng Sơn dược và ích trí nhân mỗi vị 16g, ô dược 10g.
- Cách thực hiện bài thuốc: Để thực hiện bài thuốc này hãy sắc các dược liệu trên để lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc đông y trị huyết ngưng khí trệ gây đau bụng kinh
- Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng Mộc hương và hương phụ mỗi vị 8g, đương quy 12g, ô dược 10g.
- Cách thực hiện bài thuốc: Để thực hiện bài thuốc này hãy sắc các dược liệu trên để lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa gây ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, bụng đầy trướng và ăn uống khó tiêu
- Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng Hương phụ và ô dược bằng lượng nhau.
- Cách thực hiện bài thuốc: Hãy đem dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần người bệnh dùng từ 2 – 8g uống với nước gừng sắc, ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc đông y giúp trị bệnh tiêu chảy, sốt và lỵ
- Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng Ô dược (sao với cám) một lượng vừa đủ.
- Cách thực hiện bài thuốc: Hãy tán nguyên liệu đã chuẩn bị thành bột mịn, mỗi lần dùng từ 3 – 5g uống với nước cơm. Mỗi ngày người bệnh dùng 2 – 3 lần, nên uống trước khi ăn khoảng 90 phút.
- Lưu ý: Khi thực hiện bài thuốc y học cổ truyền này, nếu bị nặng nên phối hợp với hoắc hương và cỏ sữa. Dùng mỗi thứ 10g đem sắc uống và chia thành 3 lần uống, dùng liên tục trong 1 – 2 tuần lễ, bệnh sẽ thuyên giảm dần.
Bài thuốc đông y trị chứng đau bụng kinh ở phụ nữ
- Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng Sa nhân (vi sao) 3g, mộc hương và ô dược (vi sao) mỗi vị 12g, cam thảo 5g, huyền hồ (chích giấm) 12g và sinh khương 4g.
- Cách thực hiện bài thuốc: Hãy cho tất cả các dược liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc lấy nước uống và nên chia thành 2 lần uống. Người bệnh nên uống thuốc trước khi ăn và dùng liên tục trong thời gian từ 17 – 21 ngày, lưu ý nên dùng sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
Bài thuốc đông y trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ (người nhẹ cân, gầy yếu, chậm lớn, bụng ỏng đít teo, ăn ngủ kém)
- Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng Bạch truật, ô dược và màng mề gà (kê nội kim) sao cám, hoài sơn sao vàng và ý dĩ mỗi thứ 10 – 12g.
- Cách thực hiện bài thuốc: Hãy tán các nguyên liệu thành bột mịn, mỗi lần dùng từ 5 – 9g uống với nước sôi để nguội. Mỗi ngày người bệnh dùng 3 lần, sử dụng liên tục trong thời gian từ 2 – 3 tuần và dùng bài thuốc này thành nhiều đợt để trị dứt điểm bệnh.
Những điều cần kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc đông y Ô dược
Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, đối với những người có thể trạng khí hư mà có nội nhiệt thì không dùng vị thuốc đông y Ô dược. Chính vì vậy, trước khi sử dụng vị thuốc đông y này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng bài thuốc từ dược liệu Ô dược nhé!