Mang lại giá trị kinh tế cao và chữa được nhiều loại bệnh từ đơn giản cho đến phức tạp, tuy nhiên tại nước ta nhiều cây dược liệu quý này đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng.
Nội dung trong bài viết
- Cây bonsai Trắc bách diệp – vị thuốc cầm máu nhanh chóng
- Ngân hạnh là vị thuốc quý trong YHCT giúp bổ tỳ phế
- Ngải cứu – vị thuốc “cứu tinh” của người nghèo
Sâm ngọc linh
Sâm ngọc linh hiện đang nằm trong danh mục 20 loại sâm có giá trị lớn nhất hiện nay. Tại nước ra sâm ngọc linh chỉ được phát hiện duy nhất ở hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, nơi có vùng đất vàng đỏ trên đá granit. Trong Đông Y, sâm ngọc linh chữa được rất nhiều căn bệnh trong đó nổi bật như: bệnh yếu sinh lý, chống suy nhược cơ thể, làm giảm trầm cảm, lo âu đặc biệt có thể chữa được một vài căn bệnh ung thư ở giai đoạn đầu.
Mặc dù có giá trị rất lớn nhưng hiện nay sâm ngọc linh đang có nguy cơ lớn bị tiệt chủng, bởi con người chỉ biết khai thác mà chưa có chính sách bảo tồn kịp thời.
Tam thất
Tam thất chính là một cây thuốc quý trong nền y học cổ truyền, chúng được ví như Vàng không đổi. Nhiều nghiên cứu ngày này cũng chỉ ra tam thất còn mang nhiều công dụng tuyệt vời hơn cả nhân sâm. Bên cạnh đó tất cả các bộ phận trên cây tam thất đều có thể sử dụng làm thuốc với những mục đích khác nhau.
Ngày này tam thất được sử dụng nhiều để chữa các bệnh về dạ dày, viêm đại tràng, co thắt, khối u, tiêu phũng, chữa phù nề. Tuy nhiên để sử dụng được hiệu quả, an toàn người bệnh cần thực hiện theo sự chỉ định của các thầy thuốc.
Cây ráy gai
Trước đây nước ta có nguồn ráy gai tương đối dồi dào, bởi chúng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng. Vì thế chúng được phân bổ ở khắp các địa phương ở vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.
Theo kinh nghiệm dân gian ráy gai thường được dùng để chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan, di chứng do sốt rét. Ngoài ra xưa kháng chiến ráy gai được dùng để chữa viêm gan, vàng da, cơ thể suy nhược sau khi bị sốt rét có kết quả tốt. Ở Trung Quốc, ráy gai được dùng chữa ho, phế nhiệt, nước tiểu vàng đỏ. Malaysia, ráy gai là một thành phần trong bài thuốc chữa ho, còn ở Indonesia, nước hãm của rễ dùng cho phụ nữ sau khi sinh xong, nước sắc rễ và thân chữa các cơn đau thắt.
Cây ba kích
Ba kích có vài chục loài trên thế giới gồm phân lớn là là những cây bụi, gỗ nhỏ hoặc dây leo, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam hiện đã biết khoảng gần chục loài, chúng mới chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh trung du và miền nùi thấp phía Bắc. Bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và Hà Tây. Một vài địa phương khác cũng đã phát hiện thấy cây Ba kích nhưng không đáng kể. Cây còn phân bố ở tình Quảng Tây, Vân Nam…của Trung Quốc.
Trong các bài thuốc Y học cổ truyền ba kích thường được đưa để chữa các bệnh yếu sinh lý, vô sinh ở nam giới. Bên cạnh đó ba kích cũng có tác dụng lớn trong việc cải thiện tình trạng kém ăn, đau mỏi khớp, kém ngủ, mệt mỏi, gầy yếu và là vị thuốc bổ trí não và tinh khí, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bệnh phong thấp.
Mặc dù đều có công dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe, tuy nhiên hiện những loại thảo dược này đang bị khai thác quá mức và có nguy cơ tiệt chủng cao trong tương lai gần.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com