Mách bạn cách chế biến hoa thiên lý thành vị thuốc chữa bệnh Hoa thiên lý không những là loại rau chế biến những món ăn ngon cho bữa ăn, mà trong Đông y được xem là vị thuốc có công hiệu chữa một số bệnh.Nội dung trong bài viết Những công dụng tuyệt vời của tâm sen đối với sức khỏe Tìm hiểu công dụng và bài thuốc

Mách bạn cách chế biến hoa thiên lý thành vị thuốc chữa bệnh

2708

Hoa thiên lý không những là loại rau chế biến những món ăn ngon cho bữa ăn, mà trong Đông y được xem là vị thuốc có công hiệu chữa một số bệnh.

Nội dung trong bài viết

bai-thuoc-tu-hoa-thien-ly-01

Hoa thiên lý

Hoa thiên lý và công dụng của hoa thiên lý trong Y học

Thiên lý là một cây thân leo, có lông ngắn. Hoa thiên lý thường có nhiều chùm, hoa màu vàng. Cây hoa thiên lý rất ưa khí hậu ẩm nóng, miền bắc nước ta là nơi có khí hậu rất phù hợp với sự phát triển của cây thiên lý.

Thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Theo kiến thức Đông y của các Y sĩ Y học cổ truyền TPHCM cho hay, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu chữa lòi dom, đinh nhọt, trị giun kim…

Một số nghiên cứu Y học hiện đại và kiến thức sức khỏe dinh dưỡng của các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, trong hoa thiên lý có thành phần dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), và một số khoáng chất như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao. Vì vậy, thiên lý vừa là thức ăn và thuốc bổ dưỡng giúp trẻ mau lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt vừa tăng sức đề kháng cho người sử dụng. Chất kẽm còn có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với chì.

hoa-thien-ly

Hoa thiên lý với nhiều công dụng chữa bệnh 

Một số món ăn bài thuốc chữa bệnh có sử dụng hoa thiên lý

1. Chữa tiểu buốt

Lấy rễ cây thiên lý từ 10 – 20g, sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày. Uống trong 5 ngày.

2. Chữa đinh nhọt

Lấy lá cây thiên lý 30 – 50g, giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.

3. Trị giun kim

Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, lá đinh lăng 25g. Ba thứ rửa sạch, sao khô, sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần, uống liên tiếp trong 3 ngày.

4. Chữa mất ngủ

Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Ba thứ sắc chung lấy nước uống trong ngày. Dùng liên tục trong một tuần.

5. Phòng rôm sảy ngày hè

Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể xay lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm.

6. Giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt

Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò ăn sẽ có tác dụng.

7. Tăng cường sức đề kháng

Với những chất dinh dưỡng của hoa thiên lý, đây chính là một thực phẩm giúp trẻ phát triển nhanh và người già có được sức đề kháng tốt nhất.

8. Món ăn bài thuốc giúp thanh nhiệt: Hoa thiên lý xào thịt bò

Đây là một món ăn chứa rất nhiều chất dnh dưỡng và có công dụng thanh nhiệt rất hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu: 150g thịt bỏ và 250g hoa thiên lý để nấu cho 2 người ăn.

Cách nấu: các bạn thái mỏng thịt bò và xào cho gần chín thêm hoa thiên lý xào tiếp khoảng 3 phút sẽ có món hoa thiên lý xào hấp dẫn.

hoathienly

Hoa thiên lý xào thịt bò giúp thanh nhiệt

Ngoài ra, các bộ phận như thân, rễ của Thiên lý cũng được dùng làm thuốc:

– Rễ: Có tác dụng chữa đái buốt, nước tiểu lẫn máu hoặc có cặn trắng, dùng 12-20 g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

– Lá: Có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, kích thích mọc da non, thường dùng để đắp lên mụn nhọt, những vết loét, chữa trĩ ngoại (lòi dom) và sa dạ con, liều dùng 12-20 g/ngày. Tại Thái Lan, cả hoa và lá cây thiên lý được dùng để chữa viêm kết mạc cấp và mạn, viêm kết mạc do lên sởi, mắt mờ không nhìn rõ do màng mộng.

Lưu ý, do trong thiên lý chứa kẽm nên khi sử dụng không xào nấu cùng với các thức ăn giàu chất sắt như gan, thịt lợn nạc, rau muống… vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.

 

 




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017