Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa và tăng lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp. Theo y học cổ truyền, gọi là “Thống phong” thuộc chứng tý. Bệnh thường ảnh hưởng những khớp lớn, do đó để giảm các triệu chứng khó chịu mọi người có thể áp dụng các bài thuốc đông y trị bệnh rất hiệu quả.
- B.S YHCT chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả
- Bác sỹ YHCT giới thiệu những thực phẩm giúp hạ đường huyết
- Điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc nam hiệu quả
Theo Y học cổ truyền bệnh gout gọi là “Thống phong” thuộc chứng tý
Những điều cần biết về bệnh gout
Nội dung trong bài viết
Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, bệnh gút thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,… Cơn đau điển hình có thể kéo dài 5-10 ngày rồi ngưng. Khó chịu sẽ giảm dần dần sau 1-2 tuần.
Nguyên nhân do chính khí suy yếu, tấu lý sơ hở, tà khí thừa cơ xâm nhập cơ thể, lưu lại ở kinh lạc, gân cơ, xương khớp làm cho khí huyết không vận hành được mà sinh ra bệnh. Đối với bệnh gút thể cấp tính chủ yếu dùng phép thông kinh lạc, thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.
Biểu hiện của bệnh gout thường gặp
Sưng đau các khớp, cơ, xương. Đau cố định dữ dội, ít hoặc không di chuyển, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng. Mạch phù, trì hoặc nhu hoãn.
Các bài thuốc đông y điều trị bệnh gout hiệu quả
Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, chứng bệnh do phong, hàn và thấp làm ảnh hưởng đến công năng của Can, Thận và Tỳ gây khí trệ huyết ứ và đàm trọc ách trở sinh bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả và an toàn:
Thuốc sắc: Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Độc hoạt 12g, đương quy 12g, ngưu tất 8g, tang ký sinh 8g, thục địa 12g, nhân sâm 8g, tần giao 8g, thược dược 12g, phục linh 12g, phòng phong 8g, xuyên khung 6g, cam thảo 4g, tế tân 4g, đỗ trọng 8g, quế tâm 6g.
Các vị trên sắc với 1.700ml nước lọc bỏ bã, lấy 300ml. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.
Bài 2: Thổ phục linh 16g, ké đầu ngựa 16g, cỏ hy thiêm 16g, rễ cây vòi voi 16g, uy linh 12g, tỳ giải 12g, ý dĩ 12g, cam thảo đất cả cây khô 12g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g.
Rễ vòi voi sao vàng. Các vị trên sắc với 600ml nước còn 150ml, chia làm 2 lần, uống trước 2 bữa ăn chính, đến khi bệnh khỏi.
Bài 3: Phòng phong 12g, khương hoạt 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, tần giao 8g, quế chi 8g, phục linh 8g, ma hoàng 8g, cam thảo 6g.
Với bài thuốc y học cổ truyền này, bệnh nhân mỗi ngày dùng một thang. Sắc với 600 ml nước còn 150 ml, chia đôi, uống trước khi ăn.
Bài 4: Thạch cao 40g (sắc trước), tri mẫu 12g, quế chi 6g, bạch thược 12g, xích thược 12g, dây kim ngân 16g, phòng kỷ 10g, mộc thông 12g, hải đồng bì 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 5: Nhẫn đông đằng 30g, hoàng bá 15g, ý dĩ 30g, thổ phục linh 30g, mao đông thanh 30g, huyền sâm 15g, đương quy 12g, một dược 10g, ngưu tất 15g, phòng kỷ 15g, tần giao 15g, thất diệp liên 30g. Sắc uống mỗi ngày một thang
Thuốc dùng ngoài:
Bài 1: Lá phù du, sinh đại hoàng, xích tiểu đậu nghiền thành bột mịn theo tỷ lệ 4:6; trộn đều thành cao, bôi ngoài mỗi ngày một lần
Bài 2: Trắc bách diệp 30g, đại hoàng 30g, hoàng bá 15g, bạc hà 15g, trạch lan 15g cùng nghiền thành bột, cho thêm mật ong và chút nước quấy thành hồ, bôi bên ngoài.
Bài 3: Thảo ô, ổi khương mỗi loại 90g, xích thược, bạch chỉ, thiên nam tinh mỗi loại 30g, nhục quế 15g, nghiền thành bột, trộn thành cao, bôi bên ngoài chỗ đau.
Bài 4: Quế xuyên ô, chế thảo ô, mộc qua, hồng hoa mỗi loại 30g, cho thêm 2.500ml nước đun thành 2.000ml cao, rửa bên ngoài.
Bài 5: Liễu thụ hoa 30g, kim tiền thảo 30g, bồ công anh 30g, thổ phục linh 30g, tử hoa địa đinh 30g, sinh đại hoàng 30g, cho lượng nước vừa đủ, đun trong 30 phút, sau đó rửa chỗ đau.