Tìm kiếm những món ăn bài thuốc hiệu quả dành cho người thị lực kém Thị lực kém có nhiều nguyên nhân gây nên, đối tượng mặc phải có thể là trẻ nhỏ, người già, người trưởng thành. Việc sớm chọn cho mình những món ăn bài thuốc phù hợp sẽ giúp mắt cải thiện đáng kể. Hoa hòe có những tác dụng gì cho sức khỏe con người? YHCT

Tìm kiếm những món ăn bài thuốc hiệu quả dành cho người thị lực kém

1009

Thị lực kém có nhiều nguyên nhân gây nên, đối tượng mặc phải có thể là trẻ nhỏ, người già, người trưởng thành. Việc sớm chọn cho mình những món ăn bài thuốc phù hợp sẽ giúp mắt cải thiện đáng kể.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thị lực kém

Mắt nhìn kém có thể do nhiều nguyên nhân như: suy giảm thị lực, mắt mờ, cận thị hay quáng gà. Những triệu chứng này thường gặp ở mọi lứa tuổi từ người già, trẻ nhỏ, người trưởng thành. Nguyên nhân khiến các vấn đề về mắt ngày càng gia tăng là do thường xuyên tiếp xúc với điện thoại, máy tính, làm việc và học tập bằng trí óc và đôi mắt liên tục, căng thẳng… Ngoài việc cắt kính hay nhiều dùng nhiều cách khác để cải thiện thị lực, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng một vài bài thuốc Y học cổ truyền giúp bổ can, bổ tỳ, dưỡng huyết, làm sáng mắt.

Bài 1: Gan lợn 60g, táo đỏ 10 trái, hoài sơn 20g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Gan lợn rửa sạch, cắt miếng, ướp gia vị. Táo đỏ, hoài sơn rửa sạch, để ráo. Tất cả cho vào bát sành, đem chưng cách thủy 3 giờ, nêm gia vị  ăn trong bữa cơm.

Bài 2: Hoa cúc trắng 15g, thảo quyết minh 15g, gạo tẻ 100g, đường kính trắng 15g. Cách làm: Rang thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội, rồi cùng nấu với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong. Cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc thêm nước nấu thành cháo, ăn ngày 2 lần. Mỗi liệu trình 7 ngày. Bài thuốc này có tác dụng làm mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, thích hợp với người đau mắt đỏ, nhìn mờ, tăng huyết áp.

Bài 3: Rau chân vịt 150g, gan lợn 100g, gừng, gia vị vừa đủ. Cho r au chân vịt rửa sạch, cắt khúc, gan lợn rửa sạch, thái mỏng, cho nước vào nồi, cho gừng thái nhỏ, gia vị, đun to lửa cho sôi rồi cho gan, rau vào, gan chín là được. Ăn nóng với cơm, ngày 1 lần, tuần 3 lần. Ăn thường xuyên để bổ gan, dưỡng huyết, bổ âm nhuận táo, hỗ trợ điều trị cận thị, hoa mắt, váng đầu, ù tai.

Những bài thuốc từ Y học cổ truyền luôn được đánh giá cao về công dụng

Bài 4: Gan dê 100g, gạo tẻ, hành, muối vừa đủ. Cách làm: Gan dê rửa sạch thái miếng, nước vừa đủ nấu chín, sau cho gạo đã vo sạch vào đun tiếp thành cháo, cho gia vị là được. Ngày ăn 1 bát, ăn liền 7 ngày. Món ăn bài thuốc này có tác dụng dưỡng can, sáng mắt, hỗ trợ điều trị cận thị, quáng gà, hoa mắt.

Bài 5: Cà rốt 60g, hoa cúc 20g, gạo tẻ 30g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Cho hoa cúc vào nồi thêm 500ml, đun sôi 20 phút, rồi cho cà rốt, gạo tẻ vào nấu cùng thành cháo, thêm gia vị, ăn vào lúc đói bụng. Công dụng: Thanh nhiệt, sáng mắt, thích hợp dùng cho người thị lực suy giảm, sốt nóng, nhức đầu.

Bài 6: Câu kỷ tử 30g, dâu tằm (tang thầm) 30g, gạo nếp 60g, đường phèn. Cách làm: Rửa sạch câu kỷ, dâu tằm, rồi nấu cùng gạo nếp thành cháo, khi ăn thêm chút đường phèn. Công dụng: Bổ can thận, dưỡng huyết, ích trí, làm sáng mắt, dùng tốt cho người suy giảm thị lực, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ.

Để những bài thuốc Đông y trên đạt được tác dụng cao, chúng ta cần kiến trì thực hiện một cách đều đặn và thường xuyên theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Nguồn: yhoccotruyenvn.com




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017